Cảm hứng chủ đạo:

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN VAN học ON HSG VAN GV (Trang 52 - 56)

Như đã nói ở trên, cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới thế kỉ XIX là phê phán. Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam tiếp thu những thành tựu vĩ đại từ văn học thế giới đồng thời mang nét độc đáo riêng. Điểm độc đáo đó theo nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền là các nhà văn hiện thực Việt Nam như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng… đều xuất phát từ lập trường nhân đạo, từ những khát vọng nhân đạo để phê phán xã hội phong kiến thực dân đương thời. Đây là một ý kiến rất xác đáng. Pêtơrốp cũng khẳng định: “Chủ nghĩa nhân đạo là cơ sở lý tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực”.

Vốn là một truyền thống trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa nhân đạo có cơ sở văn hóa từ cách ứng xử nghĩa tình của người Việt; Từ sự ảnh hưởng của các học thuyết tôn giáo Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo khi vào đến nước ta đã cùng hòa quyện với nền tảng là lối sống nhân ái. Chủ nghĩa nhân đạo cũng là mạch nguồn xuyên suốt trong các sáng tác trong quá khứ từ văn học dân gian, văn học trung đại. Những tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… và giai đoạn văn học nhân đạo cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã tiếp sức cho văn học thời kì này.

Cảm hứng phê phán với cái nhìn nhân đạo xuất hiện trong hầu hết các sáng tạo của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao… Ngô Tất Tố trong Tắt đèn đã xây dựng nên hai tuyến nhân vật đối lập. Một tuyến nhân vật ông thể hiện sự cảm thơng sâu sắc là gia đình chị Dậu, những kiếp “Con sâu cái kiến” thống khổ, bị áp bức. Khơng những vậy ơng cịn dùng hết bút lực để ca ngợi phẩm chất của chị Dậu – “Đốm sáng đặc biệt” (Nguyễn Tuân) trong đêm trường tăm tối trước cách mạng. Tuyến nhân vật đối lập là những thế lực thống trị như gia đình Nghị Quế, tên lí trưởng, tên quan huyện… Tuyến nhân vật này được xây dựng với cảm hứng phê phán mãnh liệt.

Với quan niệm “Viết cịn để tìm cho mình một đời sống lâu dài trong tâm hồn mọi người và được yêu thương lại một cách nồng nàn với những mối tình thắm thiết mênh mơng”, Ngun Hồng được coi là nhà văn của tình thương. Nguyên Hồng đã dựng lên cả một bức tranh hiện thực về cuộc sống lam lũ cơ cực của những người lao động làm công cho các nhà máy, xưởng thợ, chịu những cảnh ngộ éo le, tai ương trong cuộc sống. Họ trước sau một mực làm ăn lương thiện nhưng vẫn khơng thể thốt ra khỏi con đường bần cùng hóa.

Những bất hạnh, những tai ương dồn dập xảy ra trong cuộc sống đã khiến cho những con người trở nên an phận và cam chịu với cuộc sống tối tăm. Nếu Nguyên

Hồng viết nhiều và cảm động về người lao động nghèo đặc biệt là phụ nữ và trẻ em thì Nam Cao lại cảm thơng đặc biệt với những người bần cùng bị xã hội tàn bạo làm cho tha hóa về nhân phẩm. Đó là kiếp người bị rạch nát khn mặt người và hủy hoại phần nhân tính lương thiện như Chí Phèo. Là bà lão chỉ vì miếng ăn mà đánh mất nhân phẩm trong Một bữa no, là người cha vì miếng ăn mà vơ tình ngay cả với chính vợ con mình trong Trẻ con khơng được ăn thịt chó…

Được tiếp nối từ truyền thống nhân đạo trong quá khứ, tuy nhiên độc giả có thể nhận ra dấu ấn thời đại trong giai đoạn 1930-1945. Nhân đạo với ý nghĩa thông thường là sự cảm thương với con người bất hạnh trong xã hội, trân trọng phẩm chất của con người, khát khao vươn tới một xã hội tốt đẹp hơn. Với sự thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân, văn học giai đoạn này không chỉ hướng tới sự đồng cảm với những cảnh ngộ đáng thương bị người bần cùng hóa, dưới đáy xã hội mà cịn hướng cảm thơng với những kiếp người vì cái nghèo, cái đói mà phải sống kiếp “Đời thừa”, “Sống mịn”, vơ danh vơ nghĩa. Lấy tư liệu từ trong chính cuộc đời kết hợp với con mắt quan sát tinh tế và một trái tim giàu tình thương, Nam Cao đã khắc họa sinh động bi kịch đau đớn của những trí thức nghèo. Những Thứ (Sống mịn), Hộ (Đời thừa) phần lớn đều là trí thức tiểu tư sản, có ý thức về tài năng, khao khát sống cuộc đời có ý nghĩa song tất cả những ước vọng cao đẹp đó đều bị vùi dập tàn nhẫn.

Vì là những người có học, tiếp thu nhiều tư tưởng tiến bộ, họ ý thức được sự tù túng, quẩn quanh tẻ nhạt của cái “Ao đời phẳng lặng”. Và rằng, cũng vì ý thức rõ nét điều ấy, họ rơi vào bi kịch tinh thần. Đến đây, người đọc nhận ra rằng: Cuộc xung đột căng thẳng không chỉ đến từ những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội giữa nông dân – địa chủ, bọn cướp nước – nhân dân lao động mà còn là việc đi trả lời một cách thỏa đáng cho câu hỏi Sếcxpia đã từng đặt ra trong bi kịch Ham-lét “Sống hay khơng sống, đó là vấn đề”. Sống khơng chỉ là tồn tại mà cịn là sống sao cho có ý nghĩa.

Chiều sâu nhân đạo của giai đoạn 1930-1945 cịn ở chỗ các nhà văn khơng chỉ trung thành với hiện thực được phản ánh mà cịn đi vào lí giải hiện thực. Là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của giai đoạn văn học này, đứng trên lập trường nhân đạo, Nam Cao đã chỉ ra rằng chính xã hội tàn bạo, phi nhân tính đã làm xói mịn nhân cách của con người. Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Giông tố cũng chỉ ra chính tiền bạc, địa vị khiến con người trở nên tha hóa. Vì vậy, vốn là cơ gái thơn q hiền lành nhưng Thị Mịch đã hồn tồn bị mất đi sự trong sáng, lương thiện khi đặt chân vào nhà Nghị Hách.

Tinh thần cốt lõi là nhân đạo với cái nhìn phê phán nhưng cá tính sáng tạo cũng thể hiện rõ nét qua mỗi tác giả. Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng trong sáng tác có nhiều yếu tố châm biếm, hài hước. Nguyên Hồng thiên về cảm thương. Nam Cao sắc lạnh, tỉnh táo nhưng giàu tình thương. Đó là nét cá tính ở mỗi tác giả, cũng đồng thời tạo nên màu sắc phong phú, đa dạng cho trào lưu hiện thực phê phán.

3. Văn học hiện thực phê phán Việt Nam và vấn đề xây dựng tính cách điểnhình trong hoàn cảnh điển hình: hình trong hoàn cảnh điển hình:

Điển hình hóa là vấn đề trung tâm của văn học hiện thực. Pêtơrốp nhấn mạnh. “Phạm trù điển hình là phạm trù quan trọng nhất của mỹ học hiện thực”. “Điển hình là một sự khái quát cao của sáng tạo nghệ thuật” (Trần Đình Sử). Nó cũng là một trong những ranh giới để phân biệt rõ nét chủ nghĩa hiện thực với các phương pháp sáng tác khác. Ở phần trước, chuyên đề đã khái quát những nét chung. Trong chương này, chúng tôi xin đi vào nét riêng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tính cách điển hình và hồn cảnh điển hình của các nhà văn Việt Nam.

3.1. Các kiểu nhân vật điển hình:

Chủ nghĩa hiện thực tạo ra những tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình. Lấy tiêu chí là cách “Phản ứng” của nhân vật trước hồn cảnh, chúng tôi phân loại thành một số kiểu nhân vật điển hình như sau:

3.1.1. Kiểu nhân vật lao đợng bị áp bức, bị dồn vào đường cùng nhưng cố vượtlên với tinh thần phản kháng: lên với tinh thần phản kháng:

Đây là kiểu nhân vật bị áp bức, bị dồn vào đường cùng nhưng họ vẫn giữ bản chất lương thiện tốt đẹp, họ chứa đựng sức mạnh quật khởi vốn tiềm tàng. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Cơng Hoan). Đó là chị Dậu bị dồn vào thế phải bán chó, bán con, bán nhân phẩm nhưng vẫn giữ được bản chất tốt vốn có – một người phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó, thủy chung hết mực. Đó là anh Pha gặp biết bao tai ương, bị bọn địa chủ dồn tới “Bước đường cùng” nhưng vẫn ánh lên bản chất lương thiện. Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã phát hiện ra bản chất tốt đẹp tiềm ẩn của người nơng dân ngay trong những hồn cảnh khốn cùng nhất. Chị Dậu, anh Pha chính là những điển hình tiêu biểu cho người nơng dân Việt Nam trước cách mạng.

Thuật ngữ “Tha hóa” được Mác, Hê-ghen sử dụng nhiều trong triết học. Sử dụng trong văn học, “Tha hóa” để chỉ hiện tượng con người biến chất thành xấu đi dưới tác động của hoàn cảnh. Đối với văn học hiện thực, con người tha hóa thường gắn với hồn cảnh ngột ngạt, bế tắc, khủng hoảng. Nói cách khác, kiểu nhân vật tha hóa chính là nạn nhân của hồn cảnh. Xây dựng kiểu nhân vật này, các nhà văn hiện thực mang vào đó cái nhìn nhân đạo, ý thức sâu sắc tình trạng bất cơng, thối nát của xã hội đương thời. Kiểu nhân vật tha hóa khá tiêu biểu trong giai đoạn văn học hiện thực (1930-1945). Theo khảo sát của Trần Đăng Suyền, nhân vật tha hóa chỉ thực sự xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao.

a. Kiểu nhân vật phản diện tḥc tầng lớp thống trị tự đi vào tha hóa đến mấthết tính người: hết tính người:

Tha hóa trước hết diễn ra ở một bộ phận giai cấp thống trị – những kẻ vẫn được coi là bộ mặt của xã hội. Với những hình tượng nghị Quế, nghị Lại, nghị Hách, Bá Kiến… Các nhà văn hiện thực đã lách sâu ngòi bút vạch trần những ung nhọt xã hội. Ngịi bút của các nhà văn trở thành vũ khí chiến đấu, giáng vào đầu bọn quan tham lại nhũng, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản những đòn hiểm. Trong quan niệm của Nguyễn Công Hoan, xã hội thực dân phong kiến làm tha hóa con người. Xuất hiện trong tác phẩm của ơng những kẻ giàu có, quyền thế mà trống rỗng, vơ hồn, vơ cảm. Đồng tiền, dục vọng khiến cho Nghị Hách trong Giông tố càng đê tiện, tàn bạo hơn. Tầng lớp địa chủ qua ngòi bút của Nam Cao cũng nham hiểm, độc ác hơn khi có tiền bạc, địa vị.

b. Kiểu nhân vật tḥc tầng lớp dưới bị tha hóa nhân phẩm:

Trái ngược với cuộc sống vương giả của tầng lớp trên, tầng lớp dưới là những người thấp cổ bé họng, bị áp bức, sống trong cay đắng tủi nhục. Sự tha hóa của những người dân nghèo được các nhà văn lí giải dưới sự tác động của hồn cảnh. Sống trong mơi trường phi nhân tính, khơng ít nhân vật của Ngun Hồng bị dồn đẩy vào tình trạng tha hóa. Từ một cơ gái nơng thơn xinh đẹp, Tám Bính đã rơi vào mơi trường sống đầy cạm bẫy và dẫn đến tha hóa. Thị Mịch trong Giơng tố, Xn tóc đỏ trong Số đỏ ngày càng trở nên đầy dục vọng, tham lam khi có sự thay đổi về địa vị, điều kiện sống. Là một anh canh điền lương thiện, Chí Phèo đã bị Bá Kiến và nhà tù thực dân làm cho tha hóa, trở thành “Con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.

Quá trình tha hóa diễn ra ở mỗi con người, mỗi hồn cảnh với những biểu hiện khác nhau. Cách nhìn nhận của các nhà văn về q trình tha hóa cũng có điểm khác

biệt. Nếu Vũ Trọng Phụng với cái nhìn có phần bi quan khi coi con người là nạn nhân tuyệt đối của hồn cảnh, con người bng mình theo sự tha hóa thì những nhà văn như Ngun Hồng, Nam Cao lại đặt niềm tin vào sức sống tiềm tàng, bản chất lương thiện bên trong những con người tưởng như đã bị xã hội ruồng bỏ. Tám Bính, Chí Phèo vẫn khơng ngi khát vọng hồn lương dẫu rơi vào tha hóa. Nhìn thấy sự vận động, phát triển tính cách trong hoàn cảnh họ tố cáo xã hội giả dối, tàn bạo.

c. Kiểu nhân vật trí thức tiểu tư sản bị tha hóa với tấn bi kịch tinh thần:

Văn học hiện thực phê phán với đối tượng thẩm mỹ mới của mình đã sáng tạo được một kiểu nhân vật mới – những người trí thức. Ơm những hồi bão cao đẹp nhưng họ lại bị cuộc sống tầm thường, cơm áo ghì sát đất làm cho “vỡ mộng”. Bi kịch của họ là cuộc giằng xé dai dẳng, giữa một bên là khát vọng cao cả và một bên là cuộc sống tầm thường. Nam Cao là nhà văn viết nhiều về người trí thức. Những nhân vật như Thứ, Hộ, Điền đều khao khát sống một cuộc đời có ý nghĩa nhưng rốt cục đều rơi vào bi kịch “vỡ mộng”.

3.2. Nghệ tḥt điển hình hóa:

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN VAN học ON HSG VAN GV (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w