Cách lựa chọn không gian, thời gian:

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN VAN học ON HSG VAN GV (Trang 56 - 57)

Để thể hiện tính cách nhân vật, chủ nghĩa hiện thực phê phán đã lựa chọn được kiểu không gian và thời gian đặc trưng. Trong văn học hiện thực phê phán nổi bật lên là không gian tù túng, quẩn quanh dồn ép con người, không gian của những người bần cùng, của những người dưới đáy vơ vọng. Tính chất chật hẹp tù túng của không gian được thể hiện qua Tắt đèn, như nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận xét: “ Chỉ hơn 100 trang mà các sự kiện, các mâu thuẫn cọ sát nhau đến nảy lửa. Tất cả câu chuyện sưu thuế, đánh đập, chè chén, bán con, bán chó…liên tiếp xảy ra trong vòng một ngày ở một làng q nhỏ bé”. Đó là khơng gian chật hẹp với thế “Quần ngư tranh thực” trong Chí Phèo, khơng gian nhà trọ tù túng trong Đời thừa… Văn học hiện thực phê phán cịn có xu hướng viết về khơng gian mở (Giơng tố, Vỡ đê). Đó là khơng gian chứa đầy nghịch lí, mâu thuẫn, đẩy con người vào thế bị dồn ép. Bên cạnh không gian nghệ thuật, một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên “Hồn cảnh điển hình” là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật của văn xuôi hiện thực phê phán là thời gian hiện thực hàng ngày (khơng có thời gian tương lai), đơi khi tương lai cũng lóe lên nhưng rồi tắt ngấm. Để khắc họa tính cách của những nhân vật điển hình rơi vào hồn cảnh bế tắc thì thời gian thường là thời gian dồn

nén (tận cùng, cuối tuần, cuối ngày, cuối năm, cuối vụ thuế), làm tăng thêm tình trạng gay gắt của hồn cảnh, tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách.

b. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật:

Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm, làm nên linh hồn của tác phẩm. Tính cách nhân vật được khắc họa qua một số yếu tố như: Ngoại hình, nội tâm nhân vật. Dân gian vẫn có câu “Trơng mặt mà bắt hình dong”, ngoại hình là một trong những yếu tố quan trọng để khắc họa tính cách nhân vật. Trên thực tế, không chỉ chủ nghĩa hiện thực mới tuân thủ nguyên tắc ấy. Nhưng sự khác biệt cơ bản là ở chỗ: Nếu văn học lãng mạn nghiêng về lí tưởng hóa nhân vật thì văn học hiện thực miêu tả nhân vật như nó vốn có trong đời sống. Khơng ít nhân vật được lấy từ nguyên mẫu trong đời sống. Khn mặt của Chí Phèo được Nam Cao miêu tả rất kĩ ngoại hình, Chí sau khi ở tù về “Trơng đặc như thằng săng đá. Cái đầu cạo trọc lốc, cái

răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trơng gớm chết”.

Sự tha hóa của Chí đến bắt đầu từ sự thay đổi diện mạo bên ngoài. Bi kịch tâm hồn đau đớn của nhân vật Hộ trong Đời thừa được bộc lộ ngay qua ngoại hình nhân vật “Cái trán rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn”.

Không chỉ miêu tả ngoại hình, nhà văn hiện thực cịn chú ý khai thác lời nói, hành động của nhân vật. Trong mối quan hệ gắn bó với hiện thực, các đoạn đối thoại của nhân vật đều gần với lời nói hàng ngày, bình dị, tự nhiên, đậm đà bản sắc dân tộc. Dưới ngòi bút của các nhà văn hiện thực, phần nội tâm sâu kín của nhân vật cũng được bộc lộ rõ nét. Sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân đã giúp các nhà văn hiện thực không dừng lại ở việc mô tả hiện thực đời sống mà còn hướng tới làm sống dậy hiện thực tâm lý con người. Khám phá thế giới nội tâm con người cũng là đóng góp quan trọng của văn học lãng mạn. Những cảm giác bâng khuâng, những rung động, những cảm giác mong manh đã hiện lên phong phú, phức tạp song nó mới chỉ dừng lại ở cái tơi khép kín. “Các nhà văn hiện thực đã miêu tả tâm lý cá nhân gắn liền với tâm lý xã hội”[5, 174]. Ở phương diện này, Nam Cao được coi là cây bút phân tích tâm lý nhân vật đã đạt trình độ bậc thầy. Chúng tơi sẽ tiếp tục trình bày cụ thể vấn đề hơn ở phần tiếp theo của chuyên đề.

Một phần của tài liệu LÍ LUẬN VAN học ON HSG VAN GV (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w