- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc – “Văn học là nhân học” (M. Gorki).
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và tác phẩm Lão
Hạc (của Nam Cao) đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh.
Bởi cả hai đều là những tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.
0,5 0,5 2,0 2,0 1,5 0,5 0,5
--------------------------------Hết-------------------------------
*******************************************************************
ĐỀ 8 .
ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 - 2019 NĂM HỌC: 2018 - 2019
Thời gian: 150 phút ĐỀ BÀI
Câu 1: (4 điểm) Hãy phân tích giá trị biện pháp tu từ có trong bốn câu thơ sau:
"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"
("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).
Câu 2: (6 điểm)
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Câu 3. (10.0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được
cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂ
M
1
TIẾNG VIỆT 4.0
+ Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng
"bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" --> Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác;
Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người
1.0
+ Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng"
- "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác.
- "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người
1.0
+ ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) --> Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác --> Ca ngợi sự hi sinh quên mình
của Bác.
1.0
+ Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) --> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất --> Ca ngợi sự bất tử, Bác cịn sống mãi. -> Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và về của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ
1.0
*Mở bài:
-Câu nói miêu tả hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều suy tưởng đẹp.
-Là biểu tượng của nghị lực, và ý chí vươn lên của con người trong những hồn cảnh khốc liệt, khó khăn.
0.5
*Thân bài: