PHÂN TÍCH HÌNH T HC ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Thẩm định kinh tế và tài chính dự án amoniac phú mỹ (Trang 47)

Chương 3 và Chương 4 cho thấy Dự án Amoniac Phú Mỹ có tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính. Chương 5 này sẽ phân tích liệu Chính phủ có nên sử dụng DNNN với vốn nhà nước chi phối như hiện nay để đầu tư vào Dự án Amoniac hay nên khuyến khích sự tham gia của nguồn vốn ngồi nhà nước.

5.1.Thực rạn các hình h c ầ ư Dự án ron lĩnh ực lọc hóa dầ ại Việ Nam

Đầu tiên, ta cần xem xét thực tế các hình thức đầu tư trong lĩnh vực cơng nghiệp lọc hóa dầu tại Việt Nam từ trước đến nay. Theo tổng hợp của tác giảtừ năm 1988 cho đến năm 2013 (xem tại Phụ lục 15), các hình thức đầu tư của tất cả các Dự án thuộc lĩnh vực cơng nghiệp lọc hóa dầu tại Việt Nam được phân thành hai nhóm chính:

i) Thứ nhất là nhóm hình thức sử dụng nguồn vốn nhà nước (bao gồm hình thức DNNN 100% vốn nhà nước và hình thức DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chiếm đa số);

ii) Thứ hai là nhóm hình thức sử dụng vốn ngồi nhà nước (đến từ nguồn vốn FDI bao gồm hai hình thức là hình thức liên doanh nước ngồi và hình thức 100% vốn nước ngồi).

Ta thấy rằng nhóm hình thức đầu tư của tư nhân trong nước vào lĩnh vực cơng nghiệp hóa dầu khơng có trong giai đoạn 1988-2013, điều này cũng phù hợp với thực tế là các dự án trong ngành cơng nghiệp hóa dầu cần nguồn vốn đầu tư lớn, nhập khẩu cơng nghệ từ nước ngồi trong khi các doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nhóm hình thức sử dụng nguồn vốn nhà nước rơi vào các Dự án không khả thi về mặt tài chính như NMLD Dung Quất (hình thức DNNN 100% vốn nhà nước), Dự án Đạm Cà Mau (hình thức DNNN 100% vốn nhà nước) với IRR = 6,8% và NPV@10%= -102 triệu USD (theo PVN, 2006) hoặc Dự án Đạm Phú Mỹ (hình thức DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phối do theo tính tốn trong giai đoạn nghiên cứu khả thi là lỗ, nên việc kêu gọi FDI đầu tư khơng thành cơng, sau đó trong giai đoạn đi vào vận hành thì có lợi nhuận do giá phân bón tăng nhanh, nên việc cổ phần hóa đã thu hút được nguồn vốn tư nhân).

Nhóm hình thức sử dụng nguồn vốn ngoài nhà nước (đến từ nguồn vốn FDI) bao gồm hình thức liên doanh nước ngồi và 100% vốn nước ngồi, trong đó, hình thức liên doanh chiếm đa số hơn. Xét về mặt tổng thể tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực cơng nghiệp lọc hóa dầu tại Việt Nam từ 1988 cho đến nay, nhóm hình thức sử dụng nguồn vốn ngoài nhà nước chiếm đa số hơn với số lượng dự án đầu tư cao hơn so với nhóm hình thức sử dụng nguồn vốn nhà nước.

5.2.Ph n ích các hình h c ầ ư cho Dự án Amoniac

5.2.1.Hình h c ầ ư sử d n n ồn ốn nh nước

5.2.1.1.Hình h c DNNN 100% ốn nh nước

Xem xét các nghiên cứu đi trước, ta thấy rằng mơ hình DNNN 100% vốn nhà nước đã cho thấy nhiều yếu kém cố hữu bao gồm:

Thứ nhất, theo lý thuyết người ủy quyền – người thừa hành, trong DNNN, người ủy

quyền là nhà nước (đại diện cho nhân dân quản lý nguồn vốn) và người thừa hành là Ban giám đốc điều hành DNNN có những mục tiêu lợi ích khác nhau, do đó, vị tổng giám đốc có thể điều hành DNNN theo động cơ cá nhân và xây dựng đế chế cho riêng mình (Vũ Thành Tự Anh và Trần Thị Quế Giang, 2012).

Thứ hai, việc tuyển dụng và bổ nhiệm người điều hành, nhân sự các DNNN theo các

hình thức bổ nhiệm từ cơ quan chủ quản, tư duy nhiệm kỳ, quá tập trung vào việc làm hài lịng các nhóm lợi ích…đã làm suy yếu đi năng lực cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp này (Huỳnh Thế Du, 2005).

Thứ ba, theo nghiên cứu của UNDP năm 2010, công tác quản lý các DNNN hiện nay

hiện rất yếu kém, việc nhiều Bộ liên quan đến một DNNN và nhiều DNNN do cùng một Bộ chịu trách nhiệm quản lý đã làm cho việc điều phối quản trị DNNN kém hiệu quả, giảm trách nhiệm giải trình và tăng thiếu minh bạch tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.

Thứ tư, các DNNN không phải đối đầu với cạnh tranh trên thị trường do nhận được

rất nhiều sự bảo hộ từ phía chính phủ về tín dụng mềm, trợ cấp mềm, xử lý nợ, …(Huỳnh Thế Du, 2005) và không chịu kỷ luật thị trường do không bị buộc phải

thực hiện kiểm tra và kiểm tốn độc lập và cơng khai minh bạch thông tin trước công chúng(theo UNDP, 2010).

Thứ năm, theo nghiên cứu Vũ Thành Tự Anh năm 2010, cho thấy mặc dù DNNN đã

có nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận các nguồn lực tài chính, đất đai, vị thế độc quyền,…nhưng việc sử dụng các nguồn lực tại các DNNN rất kém hiệu quả, đóng góp rất khiêm tốn cho ngân sách, phát triển công nghiệp, tăng trưởng GDP và xuất khẩu.

Bên cạnh các yếu kém về DNNN theo các nghiên cứu đi trước nêu trên, việc sử dụng hình thức DNNN 100% vốn nhà nước cho Dự án Amoniac Phú Mỹ còn bộc lộ các nhược điểm như sau:

i. Dự án Amoniac cần nguồn vốn đầu tư lớn (khoảng 11.000 tỷ VNĐ) từ nguồn vốn nhà nước, do đó, sẽ gây thiếu hụt tài chính cho các dự án cơng cộng khác cần có vai trị của nhà nước;

ii. Ta thấy rằng Dự án Amoniac khả thi về mặt tài chính nên khu vực ngồi nhà nước có động cơ để thực hiện Dự án. Theo lý thuyết kinh tế học khu vực công, nhà nước chỉ nên làm những việc khu vực ngồi nhà nước khơng làm được hoặc khơng muốn làm, do đó việc tham gia của nhà nước vào khu vực ngoài nhà nước làm tốt hơn sẽ gây ra hiệu ứng “chèn lấn”, không tạo cơ hội để khu vực ngồi nhà nước phát triển, cũng như khơng tận dụng được nguồn vốn của khu vực ngoài nhà nước vào việc phát triển ngành cơng nghiệp hóa dầu trong nước vốn có đặc thù vốn đầu tư cao và cơng nghệ phức tạp.

5.2.1.2.Hình h c DNNN cổ phần hóa ới ốn nh nước chi phối

Đứng trước tình trạng yếu kém của DNNN gây thất thốt vốn nhà nước, q trình cổ phần hóa của Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 1992 theo xu hướng “giữ các công ty lớn và thả các công ty nhỏ” (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, 2006). Phần lớn các DNNN thua lỗ là các DNNN nhỏ thuộc sự quản lý của các Sở trực thuộc Bộ Chuyên ngành hoặc Chính quyền địa phương mà Chính quyền trung ương ít có sự kiểm sốt, do đó, việc cổ phần hóa và thối vốn nhà nước ở các DNNN nhỏ này vừa giúp giảm bớt quyền lực của chính quyền địa phương vừa giúp giảm thất thoát tài sản nhà nước. Song song với tiến trình cổ phần hóa, Chính phủ nhóm các DNNN lớn thành các Tổng Cơng ty và thành lập 12 Tập đồn

kinh tế trong giai đoạn 2005-2010 theo các ngành chiến lược được lựa chọn và Chính phủ tăng cường kiểm sốt các Tổng Cơng ty và Tập đồn kinh tế này dưới hình thức cổ đơng chiếm đa số. Qua q trình cổ phần hóa từ năm 1992 đến 2010, mặc dù số lượng DNNN nhỏ đã giảm nhiều, nhưng số lượng DNNN lớn lại tăng khiến cho tỷ trọng vốn nhà nước trong nền kinh tế về tương đối là không thay đổi, về bản chất, Chính phủ vẫn mong muốn nhà nước sẽ đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế và các DNNN lớn dưới hình thức cổ phần hóa vốn nhà nước chi phối là cơng cụ để Chính phủ thực hiện các kế hoạch và mục tiêu đề ra (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, 2010).

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2010, các DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chi phối vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

Thứ nhất, theo thông tư 117/2010/TT-BTCquy định "…Người đại diện ở doanh

nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước phải có trách nhiệm hướng doanh nghiệp đó đi đúng mục tiêu, định hướng của Nhà nước”, theo quy định này cho thấy sự can thiệp hành chính của cổ đơng chi phối nhà nước vào các quyết định hợp pháp của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần hóa vốn nhà nước chiếm đa số.

Thứ hai, nhà nước cịn có thể sử dụng quyền chi phối của mình để cử người đại diện

vào bộ máy quản lý điều hành, trực tiếp chi phối các quyết định kinh doanh mà không cần thông qua đại hội cổ đơng, hội đồng quản trị.

Thứ ba, việc hình thành Tổng cơng ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giúp tách biệt chức năng quản lý nhà nước và quản lý vốn nhà nước, tuy nhiên, đến nay SCIC chỉ mới tập trung vào chức năng kinh doanh vốn, còn chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DNNN cổ phần hóa thì cịn bng lỏng qua sự phối hợp lỏng lẻo giữa SCIC và người đại diện phần vốn nhà nước tại các DNNN cổ phần hóa, do đó, sẽ cịn tồn tại vấn đề người ủy quyền và người thừa hành.

Thứ tư, sự tham gia của cổ đông nhỏ vào các quyết định quan trọng của DNNN cổ

phần hố cịn hạn chế.

Thứ năm, cơ chế giám sát và đánh giá hoạt động của HĐQT trong DNNN cổ phần

hố cịn có nhiều điểm yếu do có rất ít trường hợp Ban kiểm sốt có ý kiến phản biện hoặc trái chiều với báo cáo của HĐQT tại Đại hội đồng cổ đơng thường niên.

Qua đó, có thể thấy rằng hình thức DNNN cổ phần hóa với vốn nhà nước chiếm chi phối mặc dù là hình thức khác với DNNN 100% vốn nhà nước nhưng về bản chất thì tương đối giống nhau, do đó, cũng sẽ mang những nhược điểm giống hình thức DNNN 100% vốn nhà nước như đã phân tích ở trên.

5.2.2.Hình h c ầ ư sử d n ốn n o i nh nước

Theo tổng hợp các hình thức đầu tư lĩnh vực cơng nghiệp lọc hóa dầu giai đoạn 1998 đến 2013(theo Phụ lục 15), hình thức đầu tư sử dụng vốn ngoài nhà nước chỉ đến từ nguồn vốn đầu tư nước ngồi với hai hình thức chính là liên doanh nước ngoài và 100% vốn nước ngoài. Sự thiếu vắng đầu tư của tư nhân trong nước là do ngành cơng nghiệp hóa dầu cần nguồn vốn đầu tư lớn trong khi các doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, Luận văn sẽ tiến hành phân tích chủ yếu về hai hình thức liên doanh nước ngồi và 100% vốn nước ngoài của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Ta thấy rằng, trong thời gian đầu khi Việt Nam mới mở cửa, do quy định Luật đầu tư nước ngồitheo hướng hỗ trợ hình thức liên doanh cộng thêm các đối tác nước ngoài thường dựa vào các doanh nghiệp trong nước để dễ dàng trong việc giải quyết các thủ tục hành chính và thâm nhập thị trường Việt Nam, rất ít trường hợp liên doanh thật sự đến từ “sức mạnh nội lực” của các doanh nghiệp Việt Nam, do đó, đa số các nhà đầu tư nước ngồi đều vào Việt Nam theo hình thức liên doanh. Nhưng khi Luật đầu tưnước ngoài thay đổi cộng thêm các quy định như kể từ năm 2009 các cơng ty FDI có thể thực hiện quyền sản xuất lẫn phân phối trực tiếp tại Việt Nam, và các cam kết về mở cửa các thị trường của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức quốc tế như WTO,…các liên doanh nước ngoài đã chuyển đổi sang hình thức 100% vốn nước ngồi chẳng hạn như các trường hợp của Coca-cola, Colgate - Dạ Lan, Unilever, Lotte Mart, UPS, Vifon-Acecook, SamsungVina, Sony Việt Nam,…..

Các yếu điểm của hình thức liên doanh nước ngồi trong thời gian qua có thể thấy rằng là:

Thứ nhất, do sự yếu kém của các DN Việt Nam (chủ yếu là DNNN) trong các liên

doanh, cụ thể là nhân sự phía Việt Nam yếu kém về kinh nghiệm quản lý, trình độ, ngoại ngữ,…trong khi đó, phía đối tác nước ngồi với kinh nghiệm quản lý dầy dặn, tầm nhìn xa, nguồn vốn dồi dào,….nên trong quá trình hoạt động của liên doanh, phía Việt Nam khơng chi phối được sản xuất, khơng kiểm sốt được tài chính, dẫn đến bị thua thiệt và mất dần vốn góp trong liên doanh (Thời báo tài chính, 2001).

Thứ hai là do sự khác biệt về văn hóa, phong cách kinh doanh nên trong quá trình

vận hành liên doanh sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn nội bộ.

Bên cạnh hai yếu điểm nêu trên của hình thức liên doanh nước ngồi, dự án Amoniac Phú Mỹ nếu thực hiện theo hình thức liên doanh này cịn có thêm các nhược điểm khác là:

Thứ nhất, phần vốn nhà nước đóng góp trong liên doanh rất khó có thể thối vốn; Thứ hai,vì dự án Amoniac khả thi về tài chính nên tư nhân nước ngồi sẳn sàng tham

gia 100% vốn nước ngồi, nên nhà nước có thể tiết kiệm phần vốn trong liên doanh để đầu tư vào các lĩnh vực cần có vai trị của Chính phủ.

Xét về hình thức 100% vốn nước ngồi, các dự án trong lĩnh vực cơng nghiệp hóa dầu với đặc thù có nguồn vốn đầu tư cao, cơng nghệ phức tạp, do đó, rất cần thu hút dịng vốn FDI 100% vốn nước ngồi để phát triển. Theo phân tích về mơi trường pháp lý (phụ lục 16), Chính phủ Việt Nam và Ngành Dầu khí đã thiết lập sẵn cơ sở pháp lý nhằm thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành cơng nghiệp lọc hóa dầu trong nước. Thêm vào đó, Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) (xem Phụ lục 17), giai đoạn từ năm 1998 đến tháng 11/2013, tỷ trọng của hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm rất cao đến gần 80% trong tổng số dự án và chiếm 67% tổng vốn đầu tư đăng ký, Theo đó, xu hướng đầu tư 100% vốn nước ngoài đang là xu hướng chủ đạo của nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây khi đất nước ngày càng mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực. Do đó, hình thức 100% vốn nước ngoài nếu được áp dụng cho Dự án Amoniac Phú Mỹ sẽ mang lại được nhiều ưu điểm hơn các hình thức khác vì các lý do:

Thứ nhất, Chính phủ vẫn thúc đẩy sự phát triển ngành cơng nghiệp hóa dầu thơng qua dự án Amoniac Phú Mỹ mà khơng cần phải sử dụng đến nguồn lực tài chính của Chính phủ, có thểtiết kiệm nguồn lực này sử dụng cho những lĩnh vực khác đang cần có vai trị nhà nước;

Thứ hai, tránh được các nhược điểm của các hình thức đầu tư khác như vấn đề tham

nhũng, người ủy quyền-người thừa hành, nguy cơ mất phần vốn góp của nhà nước trong liên doanh,….

5.3.Đ x hình h c ầ ư cho Dự án Amoniac các kiến n hị chính sách

Qua phân tích trên, ta thấy rằng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi có nhiều ưu điểm hơn các hình thức đầu tư khác. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất Dự án Amoniac được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngồi đi kèm với các chính sách: i) Chính phủ cần đưa Dự án Amoniac vào danh mục kêu gọi đầu tư nước ngồi. ii) Chính phủ cần thiết lập giá khí thiên nhiên bán cho Dự án Amoniac theo giá khí thiên nhiên thế giới vì kết quả phân tích cho thấy Dự án vẫn đạt khả thi về tài chính tại mức giá này. iii) Sản phẩm đầu ra Amoniac cần được bán trên thị trường cạnh tranh và khơng có bảo hộ thương mại.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam thường yêu cầu suất sinh lợi cao hơn. Điều này được làm rõ hơn khi tác giả phân tích chi phí vốn chủ sở hữu theo mơ hình CAPM trực tiếp (thị trường Việt Nam) và mơ hình CAPM gián tiếp (thị trường Hoa Kỳ). Suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư Việt Nam là 7,31% (theo mơ hình CAPM trực tiếp), trong khi đó suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài (Hoa Kỳ) (theo mơ hình CAPM gián tiếp) khoảng 14,8%. Hơn thế nữa, các cơ chế hợp đồng quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng để bảo đảm tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài. Đặc điểm của các dự án cơng nghiệp nặng và hóa dầu nói chung và Dự án Amoniac nói riêng là thị trường đầu vào cũng như đầu ra thường khơng mang tính cạnh tranh. Cụ thể, trong thị trường đầu vào, dự án sẽ phải mua khí từ người bán độc quyền là PVGas.

Một phần của tài liệu Thẩm định kinh tế và tài chính dự án amoniac phú mỹ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w