Phải làm gì để chụp cận cảnh?

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các loại ống kính máy ảnh canon (Trang 71 - 74)

V. Các câu hỏi thường gặp về ống kính

V.12. Phải làm gì để chụp cận cảnh?

Chụp cận cảnh vô cùng vất vả nhưng đôi khi được đền đáp thoả đáng. Những bức ảnh cận cảnh chi tiết có thể đem lại cho bạn cả một thế giới mới lạ. Đây là lý do tại sao lĩnh vực ảnh này lại nhiều thách thức như vậy.

Phần lớn ống kính không thể lấy nét ở khoảng cách đủ cho ra một bức ảnh cận cảnh đúng nghĩa, kể cả các ống kính có ghi ký hiệu “MACRO”.

Chế độ cận cảnh (ký hiệu bằng một bông hoa) trên các thân máy không giúp gì nhiều cho chụp cận cảnh vì chúng chỉ làm mỗi một việc là chuyển các chức năng của thân máy như chế độ đo sáng sang các thông số dễ chụp cận cảnh hơn mà thôi. Chế độ này không thể thay cho các chức năng của ống kính được.

Như đã đề cập, vùng ảnh rõ của các bức ảnh cận cảnh là cực kỳ cạn. Giải pháp thông thường để mở rộng vùng ảnh rõ là khép khẩu nhỏ lại và đương nhiên giảm lượng ánh sáng, gây ra nhiều vấn đề khác.

Thực tế, do khoảng cách từ đối tượng đến ống kính là rất nhỏ nên ánh sáng rất thiếu, càng thiếu hơn khi bạn khép khẩu nhỏ lại, đơn giản bởi chính ống kính của bạn che bớt ánh sáng tự nhiên. Vì lý do này, đèn flash là phụ kiện thường thấy khi chụp cận cảnh, nhất là flash vòng (gắn thành vòng tròn quanh đầu ngoài của ống kính). Đèn flash vòng này thường có hai nửa (bán nguyệt), ta có thể điều chỉnh cường độ sáng của hai nửa khác nhau để tạo thành bóng đổ cho ảnh. Nếu ít tiền bạn chỉ cần đơn giản là bọc đèn flash thường lại bằng vật liệu trong mờ để tán xạ ánh sáng.

(một hoặc hai thanh) chuyên dụng và di chuyển máy ảnh trên các ray đó để lấy nét theo kiểu này.

Khi chụp cận cảnh mọi chuyển động dù nhỏ nhất cũng bị khuếch đại lên. Cứ thử hình dung bạn đang chụp một mạng nhện trong một buổi ban mai mù sương, những giọt nước đọng trên mạng nhện tựa như những quả cầu pha lê nho nhỏ vậy. Chỉ một hơi thở nhẹ cũng đủ làm cho cái mạng nhện rung lên, chao đảo đến mức gây mờ trong ảnh. Lúc này bạn phải cần một chân máy vì cầm máy bằng tay làm rung thân máy hơn nữa, có thể bạn phải đánh flash để “đóng băng” hình ảnh.. Để chụp cận cảnh có 6 cách cơ bản sau:

- Mua một ống kính cận cảnh chuyên dụng, tỷ lệ phóng to 1:1.

Phương án tốn kém nhất vì ống kính loại này không hề rẻ, nhưng lại là lựa chọn cho chất lượng tốt nhất. Ống kính cận cảnh có nhiều tiêu cự khác nhau, từ 50mm đến 90, hoặc từ 100 đến 180mm. Ưu thế của ống kính dài là bạn giữ được khoảng cách nhất định đến đối tượng. Một ống 50 mm khó chụp một con bướm trong tự nhiên vì bạn phải tiến đến gần con bướm hơn, ống kính 180mm cho phép bạn giữ được khoảng cách an toàn để không làm con bướm bay mất, dĩ nhiên là ống 180mm khá đắt. Tiêu cự 90/100 được coi là phù hợp cả về giá và ưu thế khoảng cách.

Dòng EF có 6 ống kính cận cảnh 1:1 là:

EF 50mm f2.5 Macro (cho tỷ lệ 1:2 và cần đến ống nối Life Size Converter EF để đạt 1:1)

EF 100mm 2.8 Macro (đã ngừng sản xuất) EF 100mm 2.8 Macro USM,

Ống kính cao cấp EF 180mm 3.5L Macro USM EF-S 60mm 2.8 macro, chỉ gắn cho thân máy EF-S. Ống kính đặc biệt MP-E 65mm lens

Một ống kính nữa rất được ưa chuộng tuy không phải của Canon là ống Tamron 90mm macro.

- Mua một kính lọc cận cảnh (macro filter).

Thiết bị này vặn vào đầu ống kính như một kính lọc thông thường, nó đóng vai trò như một kính lúp phóng đại. Mức độ phóng đại phụ thuộc chiều dày của kính lọc và tiêu cự của ống kính chính. Kính lọc này trong suốt nhưng cải tiến được chất lượng ảnh tuỳ vào chất lượng quang học của nó. Do kính nhẹ, cơ động và trong suốt nên cho phép lấy nét tự động. Thường thì thiết bị này chỉ phù hợp cho người mới chơi ảnh khám phá thế giới của ảnh cận cảnh.

Ta có thể mua kính lọc đơn chứa duy nhất một thấu kính hoặc kính lọc đôi chứa một cặp thấu kính. Kính đôi đắt hơn nhưng chất lượng quang học tốt hơn. Kính lọc cận cảnh có nhiều loại đường kính khác nhau phù hợp cho nhiều ống kính khác nhau, nhưng đôi khi cũng cần một đoạn nối mới lắp được.

Canon có 2 kính lọc đôi 250D và 500D, cái đầu dùng cho ống kính ngắn khoảng 30-135mm, cái sau xài cho ống kính dài 70 đến 300mm. Kính lọc kiểu 500 thì không được tốt lắm vì là kính đơn. Bạn cũng có thể dùng kính lọc kiểu này của Nikon (ký hiệu 3T, 4T, 5T và 6T) chất lượng khá cao mà lại rẻ hơn đồ Canon. - Mua một ống nối dài (ET)

Là một ống nhựa rỗng, lắp giữa ống kính và thân máy. Ống này tăng khoảng cách giữa ống kính và mặt cảm biến nên giảm khoảng cách lấy nét của ống kính (nghĩa là bạn có thể dí sát ống kính hơn vào đối tượng để lấy nét). Ống này khiến bạn không lấy nét được ở vô cực, nhưng rất tốt cho việc lấy nét cận cảnh. Ông nối cũng làm giảm lượng sáng vào mặt cảm biến, nhưng không như kính lọc, nó không làm giảm chất lượng ảnh vì nó không chứa thấu kính nào cả. Độ phóng đại thu được phụ thuộc cả chiều dài ống nối và tiêu cự ống kính chính. Một số ống kính, đặc biệt là ống góc rộng và và các ống chuyên dụng như 15mm 2.8 fisheye, 14mm 2.8L và MP-E 65mm 2.8 không tương thích được với ống nối loại này. Các ống kính EF-S đời mới có thể chỉ lắp được với các ống nối phiên bản II của Canon như Extension Tubes EF 12 II và EF 25 II

Ống nối của Canon khá đắt, bộ ba ống nối 12mm, 20mm và 36mm của Kenko rẻ hơn dù chất lượng khá tốt. Tuy nhiên các ống nối của Kenko chỉ tương thích ống kính EF, không lắp được cho EF-S.

Các hộp xếp cũng rất đắc dụng khi chụp cận cảnh, chúng chỉ đơn giản là các hộp cấu tạo xếp lớp, sẽ xẹp xuống khi bạn ép chúng lại. Hãng Novoflex bán nhiều sản phẩm dạng này cho máy EOS, hoặc ta có thể dùng lại các hộp xếp cho thế hệ ống kính FD trước kia và chế cho vừa các ống EF. Hộp xếp thường dùng kèm các thanh ray để lấy nét chính xác hơn.

- Đảo ngược ống kính và lắp và thân máy

Bạn phải dùng vòng chuyển đổi, một đầu lắp được vào ngàm EF của thân máy, đầu kia lắp vào vòng ren (dùng cho lắp kính lọc) của ống kính. Đây là thủ thuật rất cổ xưa để chụp cận cảnh.

Với các ống kính dùng cho EOS, ta không dùng được các đầu nối điện để điều khiển việc đóng mở lỗ sáng nên phải khắc phục bằng các cách khác nhau như: Đặt độ mở ống kính trước theo giá trị mong muốn, ấn nút xem trước chiều sâu ảnh để đóng khẩu lại, gỡ ống kính ra, đảo đầu và chụp. Thật bất tiện, không thể thay đổi khẩu độ nếu không lắp lại ống kính như cũ.

Không dùng ống kính EF, mọi ống kính 35mm đều có thể lắp theo kiểu này vì suy cho cùng bạn đâu có dùng ngàm gắn thông thường nữa.

Mua một bộ chuyển chuyên dụng của Novoflex, khá đắt, nhưng có đầy đủ các đầu tiếp điện để điều chỉnh lỗ sáng.

- Gắn một ống kính đảo ngược lên một ống kính khác.

Thủ thuật cũ rích là gắn một ống kính 50mm (ống tịêu chuẩn) lên một ống kính khác nhưng đảo đầu (tức là gắn đầu lắp kính lọc của ống kính 50 vào đầu lắp kính lọc của ống kính chính nhờ một vòng chuyển đổi). Nếu ống kính ngược là ống EF thì ta không chỉnh được khẩu độ, nhưng nếu là ống kính cơ hoàn toàn thì vẫn chỉnh được như thường. Một ống kính 50 đảo, lắp lên ống kính 100mm cho tỷ lệ phóng 2x dù mất khá nhiều lượng sáng.

Xài ống kính này có vài bất tiện: Thứ nhất, nó chỉ dùng được nó cho ảnh “siêu

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các loại ống kính máy ảnh canon (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w