TỐN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
Dưới đây là một số biện pháp nhằm góp phần hồn thiện hơn quuy trình kiểm tốn khoản mục Nợ phải thu khách hàng tại cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế tốn AAC:
Như đã đề cập ở trên, thủ tục phân tích tại cơng ty AAC rất ít KTV sử dụng trong giai đoạn thực hiện mà thường mở rộng thủ tục kiểm tra chi tiết. Tuy thủ tục phân tích có được đề cập đến trong qui trình kiểm tốn tại AAC nhưng do tính thận trọng cũng như thói quen nghề nghiệp của kiểm tốn viên cũng như kinh nghiệm, khả năng phân tích của từng kiểm tốn viên chưa cao nên các kiểm tốn viên thường bỏ qua hoặc ít sử dụng thủ tục phân tích. Tuy nhiên khơng thể phủ nhận những ưu điểm của thủ tục phân tích mang lại: chi phí thấp, tốn ít thời gian nhưng có thể cung cấp những bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung về số liệu, đồng thời giúp kiểm tốn viên khơng sa vào các nghiệp vụ cụ thể.
Thủ tục phân tích chỉ được kiểm tốn viên thực hiện trên cơ sở số liệu đơn vị cung cấp, so sánh số liệu, tỷ suất năm nay so với năm trước. Để phục vụ tốt nhất cho việc sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn BCTC của kiểm tốn viên, AAC có thể thành lập một ngân hàng số liệu, trong đó, có các số liệu căn bản như số trung bình ngành, các số liệu có liên quan để so sánh trong q trình thực hiện thủ tục phân tích nhằm nâng cao hiệu quả của thủ tục phân tích đem lại.
Khi thực hiện thủ tục phân tích kiểm tốn viên có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phân tích xu hướng thơng qua tính tốn chênh lệch so với năm trước, sử dụng biểu đồ nhằm phát hiện được các biến động lớn, từ đó tìm hiểu ngun nhân và thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho những bằng chứng đề ra.
- Phân tích tỷ số như: tỷ lệ lãi gộp, vòng quay nợ phải thu khách hàng. Phương pháp này giúp nhận diện các biến động lớn, điểm bất thường cần tập trung nghiên cứu.
- Phân tích dự báo là tính tốn nhằm đưa ra một ước tính rồi so sánh với giá trị ghi sổ của chúng nhằm phát hiện ra chênh lệch bất thường cần nghiên cứu. Ta có thể sử dụng hàm hồi qui tuyến tính để dự đốn các ước tính.
Về việc xác định mức trọng yếu
Cơng ty nên xây dựng mơ hình xác định mức trọng yếu linh hoạt hơn đối với các khoản mục trên BCTC bằng cách điều chỉnh các Hệ số cho từng khoản mục. Ngồi ra, hệ số này có thể được điều chỉnh bởi KTV sau khi thu được kết quả đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị cũng như đánh giá các rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Như vậy, mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục sẽ chính xác hơn.
Sau khi xây dựng được mơ hình phân bổ mức trọng yếu chính xác, Cơng ty nên đưa ra quy định bắt buộc về áp dụng mức trọng yếu này trong q trình thực hiện kiểm tốn khoản mục phải thu khách hàng cũng như các khoản mục khác. Hiện nay, với khoa học hiện đại và ngày càng phát triển, các cơng ty kiểm tốn khác đã sử dụng phần mềm kiểm tốn, khi đó mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng sẽ do phần mềm tính ra, như vậy kết quả sẽ chính xác hơn và khơng mang tính chủ quan của con người. Cơng ty vẫn chưa sử dụng phần mềm kiểm tốn, do vậy Cơng ty nên đầu tư một phần mềm như vậy để đảm bảo cơng việc kiểm tốn được thực hiện có chất lượng cao mà khơng tốn nhiều thời gian.
Về vấn đề chọn mẫu
Áp dụng các kỹ thuật chọn mẫu thống kê sẽ khắc phục được những nhược điểm của chọn mẫu phi thống kê, đảm bảo tính đại diện của mẫu chọn do vậy sẽ đem lại kết quả chọn mẫu đáng tin cậy. Chọn mẫu đại diện thống kê, các phần tử được lựa chọn vào mẫu có tính ngẫu nhiên, do vậy có thể áp dụng phổ biến đối với những tổng thể mà không xác định được rủi ro trước. Đối với các kiểm tốn viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì phương pháp này áp dụng dễ dàng và phù hợp hơn phương pháp chọn mẫu theo xét đoán nghề nghiệp.
Một ưu thế nổi bật của chọn mẫu đại diện thống kê là có thể sử dụng được công thức đánh giá mẫu chọn. Sử dụng các công thức này đánh giá mẫu sẽ chính xác hơn. Chọn mẫu CMA và chọn mẫu phân tầng TS đều là những kỹ thuật chọn mẫu đại diện thống kê.
Việc kết hợp giữa chọn mẫu CMA và kỹ thuật chọn mẫu phân tầng TS sẽ giúp kiểm toán viên chọn ra được mẫu có tính đại diện cao hơn, đảm bảo tính thận trọng hơn so với chọn mẫu theo một mình phương pháp CMA, và do đó sẽ giảm được rủi ro khi chọn mẫu, tăng tính hiệu quả của cuộc kiểm tốn.
Từ việc nắm rõ các nguyên tắc chọn mẫu CMA và chọn mẫu phân tầng TS, chúng ta có thể kết hợp 2 kỹ thuật này trong việc lựa chọn phần tử vào mẫu nhằm mang lại tính hiệu quả hơn cho cuộc kiểm toán.
Nguyên tắc chọn mẫu phân tầng TS (Two strata)
Kỹ thuật chọn mẫu phân tầng TS (Two Strata) là phương pháp chọn mẫu đại diện thống kê, kỹ thuật phân bổ các mẫu sẽ chọn theo từng phần trên tổng số các nghiệp vụ phát sinh dựa trên số lượng phần tử mẫu sẽ chọn.
Chọn mẫu CMA và chọn mẫu TS đều dựa vào công thức sau để xác định số phần tử của mẫu: N=Pop / J
Trong đó: N là số phần tử của mẫu chọn, Pop là giá trị tổng thể,
J là bước nhảy = MP / R
Các phần tử lớn hơn bước nhảy J sẽ được lựa chọn (n)
Số lượng mẫu còn lại (n’)= Pop’/ J và các mẫu được chọn là các phần tử có giá trị gần bằng J
Trong đó: Pop’ : Giá trị tổng thể còn lại sau khi loại trừ giá trị các phần tử lớn hơn J
Cách thức kết hợp:
Từ việc nắm rõ các nguyên tắc chọn mẫu CMA và chọn mẫu phân tầng TS, chúng ta có thể kết hợp 2 kỹ thuật này trong việc lựa chọn phần tử vào mẫu nhằm mang lại tính hiệu quả hơn cho cuộc kiểm tốn.
Đối với các công ty chuyên hoạt động xuất khẩu, thì doanh thu xuất khẩu cũng phân hóa rất nhiều, có những hợp đồng xuất khẩu giá trị rất lớn nhưng cũng có những hợp đồng xuất khẩu giá trị nhỏ.
Khi lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên đã xác định được mức giá trị trọng yếu chi tiết khoản mục doanh thu MP và mức độ đảm bảo R.
Khi lập kế hoạch kiểm toán kiểm toán viên đã xác định được mức giá trị trọng yếu chi tiết khoản mục doanh thu MP và mức độ đảm bảo R.
Bước thứ nhất: kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu theo phương pháp
CMA đối với các tất cả các nghiệp vụ doanh thu phát sinh trong kì. Sau khi phần mềm chạy ra được số mẫu n, kiểm tốn viên sẽ tính tổng giá trị tiền tệ của tất cả các mẫu doanh thu đó. Ở đây, các mẫu doanh thu có giá trị lớn thường được chọn.
Bước thứ hai: Kiểm toán viên sẽ lấy giá trị tổng doanh thu phát sinh trong
kì P trừ đi tổng giá trị tiền tệ các mẫu doanh thu ở bước 1 ra được tổng thể mới là P’. Tổng thể mới này là các nghiệp vụ doanh thu có giá trị nhỏ cịn lại.
Tổng thể mới P’ = P - Tổng tiền tệ của tất cả các mẫu doanh thu.
Bước thứ ba: Kiểm toán viên sẽ chọn mẫu theo phương pháp CMA đối
với các nghiệp vụ của tổng thể mới P’ và ra được số mẫu cần chọn thêm là n’. Vậy tổng các mẫu được chọn là: n + n’.
Như vậy, kết hợp kĩ thuật chọn mẫu phân tầng TS và chọn mẫu CMA hai lần thì các mẫu doanh thu được chọn sẽ có giá trị rải khắp từ lớn đến nhỏ.
Về hệ thống Kiểm soát nội bộ
Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng có hiệu quả là điều mà AAC nên quan tâm thông qua việc xây dựng Bảng câu hỏi đánh giá. Mặc dù đã thiết kế sẵn các bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB. Tuy nhiên, do đặc thù ngành kinh doanh khác nhau giữa các công ty, giữa những khối ngành nên khi áp dụng vào thực tế các đơn vị lại không phù hợp. Bởi vậy, công ty nên tiến hành xây dựng các bảng câu hỏi tương ứng, phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, như vậy sẽ giúp KTV tiến hành bước công việc này được nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Việc xây dựng Bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB có ưu điểm đó là nhờ chuẩn bị trước nên kiểm tốn viên có thể tiến hành nhanh chóng, khơng bỏ sót những vấn đề quan trọng. Nó có thể được chuẩn bị riêng cho từng phần của mỗi chu trình nghiệp vụ nên rất thuận lợi khi phân công cho các kiểm tốn viên khác nhau để hồn thành Bảng câu hỏi này. Tuy nhiên, Bảng câu hỏi do được thiết kế chung nên có thể khơng phù hợp với nét đặc thù hay quy mô của các đơn vị. Sự chính xác của câu trả lời phụ thuộc vào sự trung thực và lịng nhiệt tình của người được phỏng vấn.
Với khoản mục phải thu khách hàng, bảng câu hỏi có thể được thiết kế như sau:
Câu hỏi Có Khơng Khơng
áp dụng
Đánh giá
Ghi chú
1. Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm khoản phải thu khách hàng có được ghi sổ đầy đủ khơng?
2. Các hóa đơn có được đánh số thứ tự trước khi sử dụng không?
3. Các khoản phải thu khách hàng ghi sổ đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị không?
4. Các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu khách hàng có được ghi sổ kịp thời đúng lúc khơng? 5. Cơng ty có mở sổ theo dõi chi tiết cho từng khách hàng không? 6. Các khoản bán chịu có được xét duyệt khơng?
7. Có bảng giá được duyệt để làm cơ sở tính tiền trên hóa đơn hay khơng?
8. Hàng tháng có gửi một bảng sao kê công nợ cho khách hàng hay
không?
9. Cơng ty có thực hiện việc đối chiếu giữa bảng sao kê nợ phải thu đã được đối chiếu với sổ sách kế toán nợ phải thu của khách hàng trên sổ cái hay không?
10. Cơng ty có những thủ tục để đảm bảo rằng có sự đối chiếu thường xuyên giữa sổ cái và sổ chi tiết khoản phải thu khách hàng không và bằng cách nào?
11. Có sự tách biệt giữa trách nhiệm xét duyệt và trách nhiệm ghi sổ khơng?
12.v.v..
Chính bảng câu hỏi đánh giá sẽ bộc lộ rõ những ưu nhược điểm của hệ thống KSNB cũng như vẽ ra tồn cảnh về hệ thống đó một cách rõ nét và cụ thể sẽ giúp cho KTV có những thơng tin cần thiết vận dụng trong cuộc kiểm toán. Nếu việc xây dựng Bảng câu hỏi đánh giá với dạng câu hỏi mở về hệ thống KSNB đối với khoản mục phải thu khách hàng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, nhờ vào đó KTV có thể thu thập được thơng tin nhiều hơn mức mong muốn. Ngoài ra, KTV nên kết hợp phương pháp Bảng câu hỏi với lưu đồ hay bảng tường thuật để có được hình ảnh rõ nét nhất về hệ thống KSNB của khách hàng.
Về việc gửi thư xác nhận
KTV có thể sử dụng thêm hình thức xác nhận phủ định đối với các số dư có giá trị nhỏ hoặc bằng khơng để khơng bỏ qua bất cứ sai phạm của bất cứ nghiệp vụ nào, KTV cũng có thể giảm rủi ro trong việc xác nhận dạng khẳng định bằng cách sử dụng thư xác nhận dạng khẳng định nhưng không ghi rõ số liệu trên thư và yêu cầu bên xác nhận điền số liệu, hoặc cung cấp thông tin
khác nhưng có thể làm giảm tỷ lệ phúc đáp do bên xác nhận phải bỏ ra nhiều công sức hơn để trả lời. KTV có thể gửi thư xác nhận các lần tiếp theo khi chưa nhận được phản hồi cho thư xác nhận trước trước khi phát hành báo cáo kiểm toán.
KẾT LUẬN
Sau 4 tháng thực tập tại cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế toán AAC, em đã cố gắng vận dụng tất cả kiến thức đã được học ở trường với những trải nghiệm thực tế từ cơng việc kiểm tốn để nghiên cứu và rút ra những nhận xét về đề tài khóa luận này. Vì thời gian nghiên cứu ngắn, tài liệu thu thập ít, kinh nghiệm bản thân cịn hạn chế nên khơng đủ điều kiện để tìm hiểu và đi sâu vào vấn đề cũng như đánh giá một cách chính xác và rõ ràng. Vì vậy, những nội dung được đề cập trên chưa thể giúp cho người đọc có cái nhìn xun suốt
và thấu đáo về tồn bộ quy trình kiểm tốn khoản mục Nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm tốn BCTC tại cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế tốn AAC. Từ đó, em xin được kiến nghị một số điều sau:
Về đề tài khóa luận
Khóa luận chỉ nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục nợ phải thu khách hàng trên một công ty nên bài luận chỉ tập trung nghiên cứu một khách hàng cụ thể, nên chưa có được những đánh giá khách quan cho quy trình kiểm tốn của cơng ty. Nếu có thể, em xin đề xuất hướng mở rộng đề tài trong tương lai như sau: “Nghiên cứu quy trình kiểm tốn khoản mục phải thu trong quy trình kiểm tốn BCTC tại 2 khách hàng khác nhau do Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế tốn AAC “ để có có cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm tốn khoản mục phải thu khách hàng của cơng ty từ đó đưa ra giải pháp tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn của quy trình này.
Về cơng tác giảng dạy tại nhà trường
Trong quá trình đào tạo về chun ngành kiểm tốn, trường chủ yếu vẫn còn lý thuyết là phần nhiều, thực hành chưa đi sâu vào phân tích và giải thích rõ từng chu trình khoản mục nên khi tiếp xúc với mơi trường thực tế, trong một cuộc kiểm toán cụ thể, rất dễ gây bỡ ngỡ cho sinh viên trong q trình được cơng ty giao công việc khi thực tập. Vậy nên trong quá trình học tập em mong rằng nhà trường tạo điều kiện hơn cho sinh viên được tiếp xúc thực tế nhiều hơn, bằng cách cho sinh viên thực hành viết giấy làm việc, xem xét chứng từ, tổ chức những buổi gặp mặt KTV của những cơng ty kiểm tốn với sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên có thể dễ dàng trao đổi, nhận thức được những cơng việc sau này của một kiểm tốn viên.
Về Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Kế toán AAC
Nên thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng KTV cũng như bồi dưỡng thêm kiến thức cho nhân viên mới và trợ lí kiểm tốn. Hằng năm sẽ tổ chức các cuộc thi kiểm tra năng lực để đảm bảo năng lực chuyên môn của KTV.
Công ty cần tạo điều kiện liên kết với nhiều trường đại học để có thể tìm kiếm được các thực tập sinh có năng lực, để sau khi hồn thành xong q trình thực tập có thể chọn ra những thực tập sinh tiềm năng và tuyển thẳng vào cơng ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính, Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam.
2. Bộ tài chính (2014), Thơng tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo TT200/20214/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014). 3. Trang web www.aac.com.vn
4. Trang web http://www.vacpa.org.vn/.
5. Giáo trình kiểm tốn 1, 2 NXB kinh tế TP. HCM. Trường Đại học Kinh tế