Phân tích phân phối

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi về đầu tư bệnh viện tư nhân tình huống điển hình bệnh viện thành vũ (Trang 43 - 86)

4.2 Phân tích kinh tế

4.2.8 Phân tích phân phối

Theo kết quả phân tích ở trên, dự án có NPV tài chính là 363,31 tỷ đồng và NPV kinh tế là 76,44 tỷ đồng. Sở dĩ có sự khác biệt giữa NPV tài chính và NPV kinh tế của dự án là do chênh lệch suất chiết khấu, ngoại tác mà dự án mang lại. Chênh lệch suất chiết khấu là

chênh lệch giá trị NPV của ngân lưu tài chính chiết khấu theo suất chiết khấu kinh tế và NPV của ngân lưu tài chính chiết khấu theo suất chiết khấu tài chính thực (WACC thực). Ngoại tác do dự án mang lại chính là chênh lệch giữa NPV của ngân lưu kinh tế và NPV của ngân lưu tài chính được chiết khấu theo suất chiết khấu của nền kinh tế. Chênh lệch này dương thì dự án tạo ra ngoại tác tích cực và ngược lại, chênh lệch này âm thì dự án tạo ra ngoại tác tiêu cực. Phần ngoại tác này sẽ được phân bổ cho các đối tượng cụ thể. Kết quả phân tích phân phối được trình bày trong Bảng 4-17. Chi tiết tính tốn được trình bày tại Phụ lục 19

Bảng 4-17 Kết quả phân tích phân phối (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Tổng lợi ích 3.968,23

Người dân sử dụng dịch vụ 3.355,93

Người lao động 208,39

Ngân sách 403,91

Tổng thiệt hại 293,94

Người cung cấp hàng hóa cho dự án 274,09

Người dân bị thu hồi đất 19,85

Ngoại tác 3.674,29

Chênh lệch suất chiết khấu -566,73

Nguồn: Tác giả tự tính tốn

Kết quả phân tích từ Bảng 4-17 cho thấy người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của dự án là những người được lợi nhiều nhất với lợi ích thu được là 3.355,93 tỷ đồng, người lao động làm việc cho dự án được hưởng lợi 208,39 tỷ đồng do mức lương tài chính cao hơn mức lương kinh tế, và ngân sách nhà nước được hưởng lợi 403,91 tỷ đồng chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí từ các chi phí, dịch vụ của dự án. Ngược lại, các đối tượng bị thiệt hại là người cung cấp hàng hóa cho dự án vì chưa thu hồi được tiền từ khoản phải trả của dự án, người dân có đất bị thu hồi để làm dự án bị thiệt 19,85 tỷ đồng do giá tài chính của đất thấp hơn giá kinh tế. Tổng ngoại tác tích cực mà dự án mang lại là 3.674,29 tỷ đồng. Chênh lệch suất chiết khấu là -566,73 tỷ đồng do NPV tài chính được

chiết khấu với suất chiết khấu của nền kinh tế là 8% và NPV tài chính được chiết khấu với suất chiết khấu tài chính thực (WACC thực) là 3,78%.

Tóm lại, dự án mang lại ngoại tác tích cực cho cả nền kinh tế. Trong đó người được hưởng lợi nhiều nhất từ dự án là người dân sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh, ngươi lao động, ngân sách và người bị thiệt là người cung cấp hàng hóa cho dự án, người có đất bị thu hồi để xây dựng dự án. Vì vậy để dự án được triển khai cần có những điều chỉnh về chi phí – lợi ích của các nhóm đối tượng có liên quan một cách phù hợp. Luận văn sẽ đưa ra các kết luận và kiến nghị cụ thể ở chương sau.

Mặc dù dự án khả thi về mặt tài chính và kinh tế nhưng trong những năm đầu đi vào hoạt động dự án vẫn không thể trả được nợ do hoạt động chưa hết công suất và tỷ lệ nợ vay là rất lớn nên dự án không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng. Vì vậy luận văn tiến hành cơ cấu lại nợ vay để dự án có khả năng trả nợ và sớm được đầu tư, đi vào hoạt động.

4.3 Giải pháp trả nợ

Với tỷ lệ vốn chủ sở hữu là 16% và tỷ lệ vốn vay là 84% thì dự án khơng thể trả được nợ vay trong những năm đầu đi vào hoạt động. Vì vậy để đảm bảo dự án có thể hoạt động hiệu quả nhưng khơng làm ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, kinh tế của dự án thì cần xem xét các giải pháp cụ thể sau giảm tỷ lệ nợ vay và tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu hoặc tìm được nguồn vốn vay giá ưu đãi từ chính phủ. Luận văn sẽ tiến hành xem xét khả năng trả nợ của dự án cụ thể trong từng trường hợp.

4.3.1 Cơ cấu lại vốn

Dự án Bệnh Viện Thanh vũ II đã được đánh giá là hiệu quả về mặt tài chính và kinh tế, nhưng do dự án vay nợ lớn nên không thể trả được nợ trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động. Vì vậy để dự án khả thi về mặt tài trả nợ thì cần cơ cấu lại nguồn vốn của dự án bằng cách tăng vốn chủ sở hữu và giảm tỷ lệ nợ vay. Theo tính tốn của tác giả, cơ cấu vốn của dự án phải là 50% vốn chủ sở hữu và 50% vốn vay mới khả thi về mặt trả nợ.

Với cơ cấu vốn mới như trên thì tác giả tính tốn được suất chiết khấu tài chính của dự án (WACC) là 12,90%. Kết quả phân tích tài chính theo cơ cấu vốn mới được trình bày trong Bảng 4-18.

Bảng 4-18 Kết quả tài chính chi tiết theo cơ cấu vốn mới

Quan điểm NPV (tỷ đồng) IRR danh nghĩa (%) IRR thực (%)

Tổng đầu tư 111,06 13,76 5,36 Chủ đầu tư -26,83 14,63 7,21 Hệ số an toàn trả nợ: Năm 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) 1,64 1,88 1,09 1,31 1,30 1,73 Năm 2024 2025 2026 2027 2028 2029 Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) 1,94 2,17 2,43 2,36 3,02 3,39 Nguồn: Tác giả tự tính tốn

Với cơ cấu vốn 50:50 thì dự án giảm được phần lớn nợ vay nên dự án trả được nợ. Hệ số DSCR của dự án đều lớn hơn 1,2 trừ năm thứ ba (2020) nhưng hệ số DSCR của năm này vẫn lớn hơn 1, dự án vẫn đảm bảo yêu cầu trả nợ. Dự án đạt hiệu quả tài chính theo quan điểm tổng đầu tư và khơng có đạt hiệu quả tài chính theo quan điểm chủ đầu tư. Điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư không bỏ vốn để đầu tư dự án. Sở dĩ có tình trạng này là do chủ đầu tư yêu cầu suất sinh lợi của vốn là tương đối cao so với thực tế.

4.3.2 Cơ cấu lại nợ vay

Từ kết quả phân tích ở các chương trước ta thấy được mặc dù dự án khả thi về mặt tài chính và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và cho cả nền kinh tế nhưng không thể trả được nợ do tỷ lệ nợ vay lớn đã làm cho dự án không thể trả nợ trong thời gian đầu hoạt động vì vậy cần tìm nguồn vốn vay giá rẻ với thời gian trả nợ hợp lý. Theo tính tốn của tác giả để dự án trả được nợ thì lãi suất vay không vượt quá 8%/năm và thời gian trả nợ là 15 năm. Kết quả phân tích tài chính cụ thể được trình bày trong Bảng 4-19.

Bảng 4-19 Kết quả tài chính của dự án theo cơ cấu nợ vay mới

Quan điểm NPV (tỷ đồng) IRR danh nghĩa (%) IRR thực (%)

Tổng đầu tư 1027,52 13,95 5,83 Chủ đầu tư 334,09 25,78 17,58 Hệ số an toàn trả nợ: Năm 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) 1,57 1,80 1,05 1,23 1,20 1,56 Năm 2024 2025 2026 2027 2028 2029 Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) 1,69 1,84 2,00 1,88 2,35 2,46 Năm 2030 2031 2032 2033 2034 Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) 2,66 2,87 2,73 3,33 3,57 Nguồn: Tác giả tự tính tốn

Mặc dù dự án khả thi về mặt kinh tế và tài chính nhưng với yêu cầu về lãi suất và thời gian trả nợ như vậy, dự án sẽ rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Vì vậy để dự án sớm có thể được triển khai thực hiện thì cần có sự can thiệp từ chính phủ nhằm hỗ trợ bằng các nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất và thời gian trả nợ phù hợp với yêu cầu của dự án.

Ngồi các giải pháp trên, do dự án chỉ khơng thể trả nợ vào giai đoạn đầu đi vào hoạt động nên chủ đầu tư có thể đề xuất chính phủ đứng ra bảo lãnh để dự án vay nợ các ngân hàng thương mại đồng thời hỗ trợ các khoản vay nhằm giúp dự án có thể trả được nợ cho các ngân hàng thương mại vào những năm đầu hoạt động. Song song với việc hỗ trợ của chính phủ thì cần đề nghị chủ đầu tư xem xét tăng thêm vốn chủ sở hữu vào với một tỷ lệ thích hợp để đảm bảo tính khả thi của dự án, đồng thời giảm bớt áp lực từ nợ vay cho dự án. Đây có thể xem là giải pháp khả dĩ mà các bên có thể xem xét áp dụng, để dự án tiếp cận được

nguồn vốn, và sớm được triển khai thực hiện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng bức thiết của người dân Bạc Liêu và các vùng lân cận.

Tóm lại, chương 4 đã trình bày các cơ sở để xác định lợi ích, chi phí tài chính và kinh tế của dự án. Dựa vào các dòng ngân lưu của dự án, luận văn đã tính tốn được giá trị NPV, IRR tài chính và kinh tế của dự án. Kết quả dự án khả thi về mặt tài chính theo quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư và quan điểm của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, luận văn cũng xác định được dự án không thể trả nợ trong những năm hoạt động đầu tiên và cũng đề ra những giải pháp để giải quyết vấn đề này. Ngồi ra, trong chương này luận văn cịn xác định được ai là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất và ai là đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất từ dự án.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương này tổng hợp các kết quả phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội của dự án Bệnh Viện Thanh Vũ II từ các chương trước. Đồng thời đưa ra các giải pháp để giải quyết trục trặc của dự án cũng như các kiến nghị chính sách phù hợp để dự án sớm đi vào hoạt động và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào các dự án xã hội hóa y tế của địa phương.

5.1 Kết luận

Như trình bày trong Chương 1, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Bạc Liêu còn rất lớn nhưng điều kiện, cơ sở hạ tầng của ngành y tế còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực này của người dân. Vì vậy, làm gây ra tình trạng người dân vượt tuyến lên điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương tại thành phố Hồ Chí Mính khơng những làm tốn kém nhiều chi phí mà cịn gây ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện này. Dự án Bệnh Viện Thanh Vũ II tại Bạc Liêu khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết tình trạng q tải của các bệnh viện địa phương cũng như cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân, khi đó giúp người dân tiết kiệm chi phí đồng thời giảm bớt áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.

Qua các chương tiếp theo, luận văn đã tính tốn được kết quả phân tích tài chính của dự án với giá trị NPV là 363,31 tỷ đồng, IRR là 13,99% theo quan điểm tổng đầu tư và 71,59 tỷ đồng, IRR = 16,66% theo quan điểm chủ đầu tư hay dự án khả thi về mặt tài chính theo cả hai quan điểm. Tuy vậy, nhưng dự án không thể trả nợ vào các năm đầu hoạt động do tình trạng nợ vay lớn và dự án chưa hoạt động hết công suất.

Kết quả phân tích kinh tế của dự án với giá trị NPV kinh tế là 76,448 tỷ đồng và giá trị IRR là 8,61% lớn hơn suất chiết khấu thực của nền kinh tế là 8%. Vậy dự án khả thi về mặt kinh tế. Ngồi ra khi phân tích xã hội dự án sẽ mang lại ngoại tác tích cực cho nền kinh tế tương đương 3.674,29 tỷ đồng. Trong đó người được hưởng lợi nhiều nhất là người dân sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của dự án do tiết kiệm được chi phí, đối tượng được hưởng lợi tiếp theo là người lao động khi làm việc cho dự án và ngân sách nhà nước. Người bị thiệt ở đây là người cung cấp hàng hóa cho dự án và người dân bị thu hồi đất để xây dựng dự án do giá trị thực của đất lớn hơn so với giá trị đất mà người dân được bồi thường.

Qua các kết quả phân tích tài chính, phân tích kinh tế luận văn đã từng bước giải quyết các vấn đề chính sách đã đặt ra ở các chương trước. Dự án khả thi về mặt tài chính và kinh tế cũng như mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nên dự án cần được nhanh chóng đầu tư xây dựng để dự án kịp thời mang lại hiệu quả.

5.2 Kiến nghị

Xét về mặt lợi ích và chi phí thì dự án Bệnh Viện Thanh Vũ II cần được đầu tư xây dựng. Ngoài ra đây cịn là dự án điển hình trong chủ trương kêu gọi nguồn lực xã hội hóa trong lĩnh vực y tế của tỉnh Bạc Liêu. Để kêu gọi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào dự án thì UBND tỉnh Bạc Liêu cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho dự án.

5.2.1 Đối với UBND tỉnh Bạc Liêu

Do dự án mang lại hiệu quả tài chính và kinh tế tương đối cao, góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết cho người dân nên UBND tỉnh Bạc Liêu cần sớm xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án và tạo mọi thuận lợi trong thủ tục để dự án sớm đi vào hoạt động.

Dự án không thể trả được nợ vay trong giai đoạn đầu hoạt động, đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu có những chính sách hỗ trợ về nguồn vốn vay giá rẻ cho dự án, chí ít thì nhà nước cũng cần đứng ra bảo lãnh để dự án được vay vốn từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn, và hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi trong những năm dự án không trả được nợ. Có như vậy mới thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào các dự án xã hội hóa y tế khác phù hợp với chủ trương của nhà nước.

UBND tỉnh Bạc Liêu cũng cần xem xét hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của dự án góp phần giảm bớt chi phí cho dự án, và giải quyết nhu cầu thực tế của địa phương.

Người dân có đất bị thu hồi để xây dựng dự án là đối tượng chịu thiệt do giá đất được bồi thường chưa bằng với giá thị trường, vì vậy cần có những chính sách hỗ trợ bổ sung để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Và xem xét đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng để dự án sớm được thực hiện.

5.2.2 Đối với chủ đầu tƣ

Giá dịch vụ là do chủ đầu tư quy định nhưng phải được niêm yết công khai theo Luật Khám chữa bệnh. Tuy nhiên giá dịch vụ là do thị trường quyết định, khi giá dịch vụ tăng cao sẽ

làm cho người dân không đến khám chữa bệnh tại dự án. Theo phân tích ở chương 4 khi số lượng người sử dụng dịch vụ giảm đi 6,45% thì giá trị NPV tài chính của dự án âm, dự án khơng khả thi về mặt tài chính. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án chủ đầu tư cần xem xét xây dựng bảng giá dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đề xuất chủ đầu tư áp dụng giá dịch vụ theo mơ hình cơ sở.

Dự án mang lại hiệu quả tài chính cao cho chủ đầu tư nhưng khơng trả được nợ vay trong giai đoạn đầu vì nợ vay quá lớn. Vì vậy, song song với việc kêu gọi hỗ trợ từ phía UBND tỉnh Bạc Liêu, chủ đầu tư cần xem xét kêu gọi các cổ đơng góp thêm vốn hoặc mời gọi nhà đầu tư khác góp vốn vào dự án, cũng như xác định lại suất chiết khấu yêu cầu của vốn chủ sở hữu phù hợp với tình hình thực tế để giải quyết tình trạng trả nợ, đảm bảo được hiệu quả

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi về đầu tư bệnh viện tư nhân tình huống điển hình bệnh viện thành vũ (Trang 43 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w