IV- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ
2. Các yếu tố chủ quan
Là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó như yếu tố tài chính, con người, tài sản vô hình của doanh
nghiệp,... Khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Ý chí, tư tưởng của ban lãnh đạo.
Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo có thể chấp nhận mức độ
rủi ro khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ hội kinh doanh. Những người lãnh đạo có tính tiên phong, ưa đổi mới, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm thường thích chinh phục những thị trường mới.
- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Yếu tố này cho thấy sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn, khả năng phân phối quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính thì việc tiến hành các hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
- Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp:
Sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Để mở rộng thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải có chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thị hiếu của họ để cung ứng những sản phẩm thoả mãn được yêu cầu đó.
- Khả năng kiểm soát, chi phối nguồn hàng:
Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm soát chi phối tốt nguồn hàng sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về nguồn hàng, an tâm về chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá, đảm bảo tín độ giao hàng cho khách. Nguồn cung cấp ổn định còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, ổn định được giá đầu vào, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
- Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp vì chính con người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, thực hiện các chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh yếu tố con người tiềm lực vô hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là những ấn tượng tốt trong khách hàng về hình ảnh, uy tín, nhãn mác và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
V- HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.