Biện pháp đối với bản thân doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK TRƯỜNG AN (Trang 28 - 34)

III- CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH

1.Biện pháp đối với bản thân doanh nghiệp

hiện chiến lược từ đó tìm ra nguyên nhân và phương

hướng phát triển cho những chiến lược sau này.

III- CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP. NGHIỆP.

1. Biện pháp đối với bản thân doanh nghiệp. nghiệp.

* Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trường.

Trong hoạt động xuất khẩu vấn đề tìm kiếm thị trường, bạn hàng xuất khẩu giữ vai trò quan trọng hàng đầu đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu doanh nghiệp phải luôn chú trọng đến hoạt động nghiên cứu thị trường. Qua đó doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu về chủng loại, số lượng, kiểu dáng, chất lượng hàng hoá, những thay đổi trong thị hiếu, hành vi tiêu dùng của khách hàng và biết được thông tin về các đối thủ cạnh tranh.

* Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường.

Tuỳ theo nguồn lực của doanh nghiệp và đặc điểm của mỗi thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phát

triển cho phù hợp. Có 4 cách lựa chọn mà các doanh nghiệp thường sử dụng như sau:

Sản phẩm Thị trường Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới Thị trường hiện tại Khai thác tốt thị trường hiện tại

Đưa sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường

hiện tại Thị trường mới Xâm nhập mở rộng thị trường mới Đưa sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường

mới

Công ty không nên chỉ sử dụng một biện pháp phát triển thị trường trên mà có thể kết hợp hai hay nhiều biện pháp.

* Sử dụng công cụ marketing - mix. + Chiến lược với sản phẩm.

Khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài các doanh nghiệp nên sử dụng chính sách thích nghi sản phẩm. Đó là việc đổi mới sản phẩm để thoả mãn các nhu cầu và thị

được coi là mới nếu như sản phẩm đó chưa được sản xuất hoặc giới thiệu tại thị trường nước ngoài.

Các doanh nghiệp bắt buộc phải liên tục đổi mới sản phẩm của mình vì hầu như tất cả các sản phẩm đều có một chu kỳ sống nhất định và đôi khi vì sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế đã dẫn đến thay đổi nhu cầu ở thị trường nước ngoài. Quá trình đổi mới sản phẩm diễn ra khác nhau ở các doanh nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm và thị trường mục tiêu của mỗi doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có chính sách về sản phẩm mới cho mỗi thị trường về chất lượng, chủng loại, bao gói, nhãn hiệu, dịch vụ chính sách về sản phẩm mới có thể chia theo 3 cách:

+ Sản phẩm cũ nhưng lần đầu tiên đưa đến thị trường mới này

+ Sản phẩm được cải tiến về mẫu mã, nhãn hiệu, chất lượng, dịch vụ.

Đây là một trong các cách sử dụng để phát triển thị trường bằng cách chiếm lĩnh khách hàng nhiều hơn ở thị trường hiện tại hoặc thị trường mới.

+ Chiến lược giá cả: Nguyên lý của chính sách giá ở thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa là không khác nhau tức là phải làm cho khách hàng thấy được họ đã nhận được giá trị tương ứng với số tiền mà họ bỏ ra và đồng thời doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, chính sách giá trên thị trường xuất khẩu phức tạp hơn nhiều vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố hơn như chi phí, thị trường , mức độ cạnh tranh, sự kiểm soát và quản lý ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái, kinh tế, chính trị. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu có thể sử dụng các loại chính sách giá sau:

- Chính sách giá linh hoạt.

- Chính sách giá theo chu kỳ sống của sản phẩm.

Chính sách giá "hớt váng", chính sách giá "xâm nhập", chính sách giá "giới thiệu".

- Chính sách giá theo thị trường

- Chính sách hạ giá và chiếu cố giá. + Chiến lược phân phối sản phẩm .

Phương cách chuyển hàng hoá tới tay người tiêu dùng là cả một nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế với xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. Chính sách phân phối là việc sử dụng hợp lý các kênh phân phối, tuỳ từng địa điểm thị trường, đặc điểm tính chất của sản phẩm, điều kiện vận chuyển mà doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp. Có 2 kiểu kênh phân phối, kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.

- Ở kênh phân phối trực tiếp: sự buôn bán trực tiếp diễn ra giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Kênh này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp phát triển đủ mạnh tiến tới tổ chức bán hàng trực tiếp để có cơ hội nắm bắt và kiểm soát thị trường.

- Kênh phân phối gián tiếp: là hình thức phân phối qua các trung gian để xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là loại kênh mà các doanh nghiệp khi mới tham gia vào thị

trường quốc tế thường sử dụng với ưu điểm là ít phải đầu tư, hạn chế rủi ro có thể xảy ra ở nước nhập khẩu nhưng có nhược điểm là không trực tiếp nắm bắt thông tin từ phía khách hàng nên không thích ứng nhanh với biến động của thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chiến lược xúc tiến.

Xúc tiến bao gồm các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, xúc tiến bán hàng, hội chợ triển lãm, quan hệ với công chúng. Chính sách xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm nhiều bạn hàng, nắm bắt thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Đó là một công cụ chiếm lĩnh thị trường rất hữu hiệu của các doanh nghiệp hiện nay.

* Đối với nguồn lực của doanh nghiệp.

Để phát triển thị trường thì các kế hoạch, chiến lược muốn thực hiện được phải có nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy việc ổn định và phát triển nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh sẽ đảm bảo cho việc phát triển thị trường đạt hiệu quả. Để sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó doanh nghiệp cần có kế hoạch

phân bổ chúng một cách hợp lý cho từng mục tiêu chiến lược.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK TRƯỜNG AN (Trang 28 - 34)