Sự cần thiết, ý nghĩa của việc xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đề cương tự luận lịch sử đảng việt nam (Trang 41 - 43)

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đường lối phát triển kinh tế do Đảng đề ra được thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước để toàn dân thực hiện. Đường lối đúng đắn của Đảng là yếu tố quyết định đối với thành tựu phát triển kinh tế đất nước trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua. Khi xây dựng đường lối, để đường lối được đề ra đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, tình hình đất nước, trong đó rất quan trọng là phân tích, đánh giá, xác định đúng cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế đất nước trong những năm tới. Đánh giá, xác định đúng cơ hội và thách thức là căn cứ, cơ sở khoa học để đề ra được đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đúng đắn, là cơ sở để bố trí, sắp xếp tổ chức, cán bộ phù hợp, để xây dựng kế hoạch, những trọng tâm cần tập trung thực hiện.

Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2016) đề ra đường lối phát triển đất nước nói chung, phát triển kinh tế nói riêng trong nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020 đã có những đánh giá: “Năm năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ cịn nhiều diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục được đẩy mạnh. Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược quan trọng; đồng thời cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn… Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước được nâng cao; thời cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức… Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tồn Đảng, toàn dân, tồn qn ta cần đồn kết một lịng, quyết tâm: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công việc đổi mới…”[1].

Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế đất nước phụ thuộc cả vào tình hình bên trong và bên ngồi đất nước, trong đó đặc biệt quan trọng là nội lực, thế và lực, sức mạnh tổng hợp, trình độ phát triển kinh tế, uy tín của đất nước. Cùng trong một bối cảnh thế giới và khu vực, cơ hội chỉ mở ra đối với những nước đã có sự chuẩn bị, có đủ thế và lực để nắm bắt cơ hội. Nội lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước cũng là cơ sở để đất nước vượt qua thử thách, thậm chí có thể biến thách thức thành cơ hội khi thách thức đó tạo ra động lực, áp lực buộc đất nước phải nỗ lực phấn đấu, vượt qua. Nhật Bản, Israel là những tấm gương tiêu biểu của những quốc gia đã vượt qua thách thức, biến thách thức thành cơ hội để phát triển. Ngược lại, một số nước được thiên nhiên ưu đãi, có nguồn tài nguyên phong phú, có trữ lượng và giá trị lớn, có cơ hội lớn để phát triển kinh tế, nhưng đã khơng tận dụng có hiệu quả các cơ hội này, chỉ khai thác tài nguyên để bán, tuy có mức sống cao nhưng khơng phải là quốc gia có nền kinh tế phát triển, ẩn chứa nhiều thách thức về ổn định chính trị, xã hội.

Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và đang bắt tay vào chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIII ,dự kiện tổ chức vào đầu năm 2021. Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho phát triển kinh tế đất nước trong 5 năm của nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng cũng bắt đầu từ việc phân tích bối cảnh tình hình, cả trong nước và quốc tế, trên cơ sở đó xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Đề cương tự luận lịch sử đảng việt nam (Trang 41 - 43)