Trong những năm tới, sự phát triển kinh tế của Việt Nam khơng chỉ có cơ hội, mà cịn có khơng ít thách thức, thậm chí cả những nguy cơ. Điều đáng chú ý là nhiều thách thức trong đó lại xuất phát từ những mặt khác của chính những yếu tố tạo ra cơ hội cho phát triển kinh tế đất nước. - Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ đặt doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp, các sản phẩm hàng hóa của nước ngồi khơng chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước của Việt Nam; trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phổ biến là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ cơng nghệ thấp, năng lực tài chính hạn chế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn,
công nghệ cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, hiện nay, phần lớn là ở những cơng đoạn có trình độ cơng nghệ thấp, gia cơng, lắp ráp.
Hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức sẽ chịu tác động trực tiếp, nhanh chóng từ những biến động kinh tế từ bên ngồi, từ những biến động trên thị trường khu vực, thế giới về giá cả, lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền, nhất là những đồng tiền có ảnh hưởng lớn; từ những thay đổi của các luồng hàng hóa, tài chính, đầu tư quốc tế và nghiêm trọng hơn là chịu sự tác động, ảnh hưởng rất nhanh của các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực và trên thế giới. Tác động với nền kinh tế đất nước sẽ rất nghiêm trọng nếu Việt Nam không chủ động có biện pháp ứng phó và nếu nội lực của nền kinh tế yếu. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt với những thách thức từ những cuộc tấn công mạng vào các hệ thống quản lý, hệ thống dữ liệu để ăn cắp dữ liệu, ăn cắp cơng nghệ, kế hoạch, các bí quyết kinh doanh, nhất là của những đối thủ cạnh tranh.
Khi hội nhập quốc tế, việc giữ vững, không ngừng củng cố nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước cũng gặp những thách thức bởi một tỷ lệ không nhỏ các yếu tố đầu vào cho hoạt động của nền kinh tế (vốn, cơng nghệ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu) là nhập khẩu từ nước ngoài và thị trường bên ngồi có vai trị rất lớn, rất quan trọng đối với việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa mà nền kinh tế đất nước tạo ra. Hàng hóa nước ngồi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ góp phần làm phong phú hơn hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhưng sẽ trở thành thách thức nếu hàng hóa nước ngồi chiếm lĩnh thị trường, loại hàng hóa Việt Nam ra khỏi thị trường, bóp chết sản xuất trong nước. Những điều kiện vay vốn nước ngồi (vay chính phủ các nước, vay các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế…) càng dễ dàng, thuận lợi thì nợ nước ngồi cũng càng có khả năng, điều kiện tăng nhanh, sẽ trở thành thách thức lớn khi việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước, tạo việc làm cho người lao động, nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, nhưng có thể trở thành thách thức lớn nếu quản lý thiếu chặt chẽ, để gây ra ô nhiễm môi trường, nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển, để các nhà đầu tư nước ngồi lợi dụng các chính sách ưu đãi, khai thác tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ của đất nước, khi hết thời hạn ưu đãi, khơng cịn có thể khai thác tài nguyên và tận dụng lao động rẻ, họ sẽ bỏ đi, để lại nhiều gánh nặng mà đất nước phải giải quyết…
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng không phải chỉ tạo ra cơ hội cho kinh tế Việt Nam phát triển, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến, mà cũng tạo cho Việt Nam nhiều thách thức lớn phải vượt qua và chỉ khi vượt qua những thách thức này mới nắm bắt được cơ hội, chuyển cơ hội thành hiện thực. Thách thức rất lớn đối với Việt Nam là vấn đề tốc độ phát triển rất nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của những thay đổi, phát triển cơng nghệ diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Theo kịp tốc độ phát triển này đối với Việt Nam là một thách thức lớn. Hơn nữa, trong khi ở Việt Nam, hệ thống thể chế cho các hoạt động, các lĩnh vực, các mơ hình kinh doanh mới, việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, xử lý tranh chấp,… việc quản lý các hoạt động kinh tế, sinh hoạt xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư cịn chưa hình thành; việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển khoa học - công nghệ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng… đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng không phải là nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng.
Thách thức khác đối với Việt Nam là trình độ khoa học - cơng nghệ rất cao, rất mới, diễn ra trên diện rất rộng, hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế, phạm vi tác động rất lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để nắm bắt được cơ hội, đòi hỏi phải đáp ứng được đồng thời tất cả các yêu cầu đặt ra, địi hỏi đất nước cũng phải có trình độ phát triển cao về khoa học - cơng nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng cao, từ cán bộ nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ, thiết kế sản phẩm đến những người trực tiếp sản xuất; đòi hỏi cả những thay đổi tâm lý, nếp sống của các tầng lớp xã hội, thay đổi tổ chức, quản lý của hệ thống chính quyền các cấp, các ngành; đây không phải là vấn đề dễ dàng, mà thật sự là những thách thức. Không vượt qua được những thách thức nhỏ, cụ thể này thì thách thức lớn nhất với Việt Nam sẽ là tụt hậu xa hơn, so với các nước khác
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng là khu vực có sự cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng mạnh mẽ, kìm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt là tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa các nước trong khu vực hết sức căng thẳng, có nguy cơ gây mất ổn định khu vực. Giữ vững chủ quyền biển, đảo của đất nước, đồng thời phải giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế đất nước là thách thức lớn đối với Việt Nam.
- Kinh tế Việt Nam phát triển chưa ổn định, bền vững. Nợ công, thâm hụt ngân sách nhà nước cao, kéo dài. Doanh nghiệp trong nước 95-96% là doanh nghiệp nhỏ, trình độ cơng nghệ thấp. Nền kinh tế cơ bản còn phát triển theo chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông, chuyển dịch sang phát triển theo chiều sâu dựa trên khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao còn chậm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp, chuyển biến chậm.
Hiện nay, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, nhưng theo dự báo, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kết thúc sớm hơn so với một số nước, dân số già nhanh. Kinh nghiệm các nước cho thấy, các nước cất cánh được trở thành nước phát triển, vượt qua bẫy thu nhập trung bình đều diễn ra trong thời kỳ dân số vàng. Nếu kinh tế Việt Nam không cất cánh được trong thời kỳ dân số vàng, Việt Nam sẽ khó thốt khỏi bẫy thu nhập trung bình, chưa giàu đã già. Đây là một thách thức lớn.
Đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân tầng xã hội có xu hướng mở rộng khơng chỉ ảnh hưởng tới ổn định xã hội mà còn ảnh hưởng tới sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường được quan tâm ngăn ngừa, xử lý, nhưng chưa ngăn chặn được, vẫn có xu hướng tăng lên, nguồn lực, chi phí cho bảo vệ mơi trường cũng ngày càng tăng lên. Kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, điều kiện sống được cải thiện, nhưng mơi trường văn hóa, đạo đức xã hội bị suy thối, xuống cấp; tình trạng tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hoạt động của các doanh nghiệp. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế, là những thách thức phải vượt qua.
- Đặc biệt, Việt Nam là một trong năm quốc gia trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu tồn cầu (theo đánh giá của các tổ chức quốc tế). Hiện nay, biến đổi khí hậu tồn cầu đang diễn ra nhanh, tình trạng nước biển xâm nhập sâu vào các tỉnh vùng đồng bằng Sông
Cửu Long; sạt lở đê biển, sói lở bờ biển xảy ra ở nhiều vùng; thiên tai, bão lũ cường độ lớn xảy ra nhiều hơn, mức độ tàn phá lớn hơn. Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Việt Nam tăng lên, tình trạng hạn hán, thiếu nước khá nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều vùng. Đầu tư cho phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng cao. Đây là những thách thức rất lớn đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới.
Trên đây là những cơ hội và thách thức lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Xác định cơ hội và thách thức là cơ sở để Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam quyết tâm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Việt Nam thành một nước phát triển, có thu nhập cao, “dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (HIS1001) I. Cuối TK 19 – đầu TK 20 (Tháng 9)
Chủ đề 1: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là xã hội thuộc địa hay thuộc địa nửa phong kiến?
Chủ đề 2: Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX mang tính giai cấp hay dân tộc?
Chủ đề 3: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)?
Chủ đề 4: Trình bày hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 II. 1930 - 1945 (Tháng 10)
Chủ đề 1: So sánh cương lĩnh thứ nhất và thứ hai của ĐCSVN (Cương lĩnh chính trị 2/1930 và Luận cương chính trị 10/1930)
Chủ đề 2: Trình bày hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941)
Chủ đề 3: Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945) III. 1945 - 1954 (Tháng 11)
Chủ đề 1: Trình bày chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng (25/11/1945) Chủ đề 2: Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp thông qua các văn kiện:
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (Ban Thường vụ Trung ương Đảng) + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (Trường Chinh)
Chủ đề 3: Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
Chủ đề 4: Chủ trương Đông Xuân 1953 – 1954 của Đảng IV. 1954 - 1975 (Tháng 12)
Chủ đề 1: Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương về Cách mạng Miền Nam (1/1959)
Chủ đề 2: Trình bày đường lối của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 (9/1960) Chủ đề 3: Hội nghị ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 11 (3/1965) và 12 (12/1965)
Chủ đề 4: Chủ trương giải phóng hồn tồn miền Nam (Xn 1975) V. 1975 - nay (Tuần cuối)
Chủ đề 1: Quá trình hình thành đường lối xây dựng XHCN trong cả nước (1975- 1985)
Chủ đề 2: Trình bày đường lối kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 và 11