Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị ... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của tỉnh Bắc Giang là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc ở địa phương.
Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân. Như đã nói ở trên, do không còn đủ quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển công nghiệp, đô thị việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động, việc làm của người dân.
Bảng 4.13. Trình độ văn hoá, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao động tại 02 dự án nghiên cứu
TT Chỉ tiêu
Trƣớc thu
hồi đất Sau thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) I Dự án 1 1 Số hộ phỏng vấn 19 100,0 19 100,0 2 Số khẩu 94 100,0 97 100,0
3 Số người trong độ tuổi lao động 43 45,7 43 100,0
- Làm nông nghiệp 0 0,0 0 0,0
- Buôn bán nhỏ, dịch vụ 31 72,1 35 81,4
- Công chức, viên chức, doanh nghiệp 7 16,3 7 16,3
- Làm nghề khác 5 11,6 1 2,3
- Không có việc làm 0 0,0 0 0,0
II Dự án 2
1 Số hộ phỏng vấn 200 100,0 200 100,0
2 Số khẩu 871 100,0 890 100,0
3 Số người trong độ tuổi lao động 455 52,2 461 51,8
- Làm nông nghiệp 387 85,1 269 58,4
- Buôn bán nhỏ, dịch vụ 11 2,4 68 14,8
- Công chức, viên chức, doanh nghiệp 14 3,1 75 16,3
- Làm nghề khác 43 9,5 49 10,6
- Không có việc làm 0 0,0 0 0,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo bảng 4.13, cho thấy tại dự án 1, không cón nhiều biến động về cơ cấu lao động. Nhưng ở dự án 2, chúng ta nhận thấy số người trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm tương đối trước và sau khi thu hồi. Trước khi thu hồi là 85,1 % giảm xuống còn 58,4 % sau khi thu hồi được 1 năm. Do những năm gần đây tỉnh đã có nhiều chính sách tạo cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Các địa phương đều tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp vào đầu tư như giải phóng mặt bằng, giao đất cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, đất đai của các hộ dân đã được thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị. Số lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu là chăn nuôi hoặc trồng rau màu trên các thửa còn lại nhưng thu nhập thấp không đáng là bao nhiêu nên có nhiều hộ đã bỏ hoang hoặc cho người không có ruộng hoặc ít ruộng làm thêm.
Thay vào làm nông nghiệp, hiện nay các lao động chính chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp, buôn bán nhỏ, làm dịch vụ và các nghề khác như chạy xe ôm, làm thuê, bán hàng dong, hàng sáo....
Sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp ở địa phương cũng tạo điều kiện mỗi năm có thêm người có chỗ làm trong các doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động tìm được việc trong các doanh nghiệp sau khi thu hồi đất có tăng lên đáng kể so với trước khi thu hồi đất nhưng vẫn còn thấp (16,3 %). Nguyên nhân là do nhiều lao động không đáp ứng được các tiêu chí tuyển dụng vào các doanh nghiệp. Trong đó phần lớn hạn chế thuộc về lý do như: quá tuổi lao động, trình độ văn hóa thấp, không có chứng chỉ hay nghề chuyên môn.... Điều này dẫn đến hiệu quả tất yếu là số người thất nghiệp tăng lên và chuyển sang làm nghề tự do ngày càng nhiều.