Phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ

Một phần của tài liệu Khảo sát và đề xuất danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện đa khoa đồng nai báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 25 - 26)

1.2. Kiểm soát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng

1.2.2. Phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ

Trên thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc đưa công nghệ vào hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân đã được áp dụng từ rất lâu. Cuối những năm 1970, ý tưởng về phần mềm hỗ trợ kê đơn ra đời, trong đó, có tích hợp tiện ích duyệt tương tác thuốc và đưa ra những cảnh báo về tương tác thuốc bệnh nhân có thể gặp [16]. Những phần mềm như vậy đã giúp giảm thiểu sai sót trong sử dụng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tương tác thuốc gặp trên bệnh nhân [31]. Tại Việt Nam, việc áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sử dụng thuốc tại các bệnh viện mới chỉ dừng ở phạm vi quản lý hành chính, chỉ ở một số bệnh viện tuyến trung ương, phần mềm chuyên ngành y dược và phần mềm quản lý thuốc mới được sử dụng. Nhưng các phần mềm này chưa tích hợp chức năng quản lý tương tác trong đơn thuốc bệnh nhân và các phần mềm duyệt tương tác thuốc được sử dụng như một cơng cụ tham khảo khơng chính thức [1]. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này của các phần mềm cũng gây ít nhiều khó khăn cho các bác sĩ. Việc phần mềm hỗ trợ kê đơn đưa ra quá nhiều cảnh báo về những tương tác khơng có ý nghĩa trên lâm sàng làm bác sĩ có xu hướng bỏ qua những cảnh báo được đưa ra [21], [29], [36] và rất nguy hiểm nếu bác sĩ bỏ qua cả những cảnh báo về những tương tác thực sự nghiêm trọng. Theo kết quả của một nghiên cứu của Mille thực hiện tại Pháp, chỉ 334 trong số 613 cảnh báo về tương tác thuốc bị các bác sĩ bỏ qua là những cảnh báo chính xác [34]. Một nghiên cứu khác của Grizzle cùng các cộng sự thực hiện tại 6 Trung tâm lão khoa tại Mỹ đã chỉ ra rằng 72% cảnh báo về tương tác thuốc bị bỏ qua là những tương tác thuốc nghiêm trọng và chỉ có 20% số cảnh báo này bị bỏ qua với lý do thích hợp [22].

Hiện nay, số lượng các CSDL tra cứu tương tác thuốc như các sách chuyên khảo, phần mềm trực tuyến hay ngoại truyến là rất nhiều nhưng liệu các CSDL này có đảm bảo chất lượng khơng và chất lượng đến đâu là điều đáng lo ngại. Thực trạng chất lượng kém của các phần mềm tra cứu tương tác thuốc được ghi nhận. Những phần mềm này khơng có một hệ thống chặt chẽ để phân loại tương tác thuốc, sử dụng những thông tin chưa được đánh giá hay kiểm định để làm cơ sở đưa ra cảnh báo, và thường không bao gồm thực phẩm chức năng [28], [29]. Chính những thơng

tin sai lệch hoặc không đầy đủ của những CSDL kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình tra cứu thông tin về tương tác thuốc đều đã được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu. Trong thực hành lâm sàng, các vấn đề này khiến bác sĩ và dược sĩ bối rối và mất nhiều thời gian để tra cứu y văn nhằm tìm ra câu trả lời xác đáng cho một vấn đề. Trong khi đó, việc điều trị lại địi hỏi bác sĩ đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Vì vậy, việc xây dựng một công cụ giúp các bác sĩ nắm bắt các tương tác nghiêm trọng mà không tốn nhiều thời gian là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đề xuất danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện đa khoa đồng nai báo cáo nghiên cứu khoa học (Trang 25 - 26)