III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 4 Nội dung 1 Thường thức âm nhạc
Nội dung 1. Thường thức âm nhạc
Mở đầu
Mục tiêu: HS nắm được sơ lược nội dung thường thức âm nhạc, dẫn dắt vào bài học. Tổ chức thực hiện:
– GV giới thiệu bài học: Khái quát các giai đoạn âm nhạc. – GV đặt câu hỏi khái niệm âm nhạc theo hiểu biết của HS.
Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm âm nhạc, tên các giai đoạn âm nhạc. Tổ chức thực hiện:
– GV giới thiệu nội dung bài học: Khái quát lịch sử âm nhạc thế giới.
Khái niệm: Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt các hình tượng nghệ thuật,
tình cảm, cảm xúc của con người.
Âm nhạc bao gồm nhạc hát và nhạc đàn.
Âm nhạc là sản phẩm của ba quá trình: sáng tạo, trình diễn và thưởng thức.
Quá trình hình thành âm nhạc gắn liền với cuộc sống, lao động của con người: Giai điệu ra đời từ việc nghệ thuật hố âm điệu tiếng nói, tiết tấu là sự nghệ thuật hố nhịp điệu lao động và nhịp sinh lí của con người. Vì vậy, âm nhạc vừa mang tính địa phương, tính dân tộc, vừa có tính chất chung, tính quốc tế.
Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật ra đời sớm, tuy nhiên việc tìm hiểu nguồn gốc lại gặp nhiều khó khăn, do việc ghi chép nhạc một cách tương đối khoa học mới xuất hiện khoảng 1000 năm và công nghệ ghi âm được phát minh ra từ khoảng một thế kỉ trước. Các nhà nghiên cứu phải dựa vào di vật khảo cổ, văn thơ cổ ghi lại các sinh hoạt âm nhạc dân gian,... để tìm hiểu về nguồn gốc nghệ thuật âm nhạc.
– GV giới thiệu 9 giai đoạn của âm nhạc theo SGK (trang 8).
– GV đặt câu hỏi về tên và thứ tự các thời kì để kiểm tra việc tiếp nhận kiến thức của HS, có thể yêu cầu HS vẽ sơ đồ theo các mốc thời gian.
Nội dung 2. Trải nghiệm – Khám phá
Luyện tập
Mục tiêu: HS thực hiện thành thục hát bài Đến với con người Việt Nam tôi và ứng dụng đệm với mẫu
tiết tấu.
Tổ chức thực hiện:
GV có thể lựa chọn một trong các phương án luyện tập như sau: Nhóm 1: hát (có thể chia đoạn cho các bè nam, nữ).
Nhóm 2: thể hiện mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ. Nhóm 3: thể hiện mẫu tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể.
Lưu ý: Số lượng HS trong nhóm 1 nên nhiều hơn so với nhóm 2 và 3; sau đó GV có thể đổi chức
năng của các nhóm.
Vận dụng
Mục tiêu: HS biết cách sáng tạo các động tác cơ thể để ứng dụng đệm cho bài hát. Tổ chức thực hiện:
kia, búng tay,... thậm chí có thể dùng các động tác vận động sử dụng các đồ dùng khác như cốc giấy, bút chì,...
– Cần lưu ý đặc điểm của mẫu tiết tấu, với các trường độ ngắn hoặc tốc độ nhanh thì động tác được lựa chọn phải phù hợp, thuận tiện. HS nên thử nghiệm nhiều động tác khác nhau trước khi đưa ra phương án cuối cùng.
– GV chia nhóm hoặc cho HS tự chọn nhóm cho mình (2 hoặc 3 nhóm). – Các nhóm HS luyện tập và trình diễn báo cáo.