Kế toán khấu hao tài sản cố định

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ (Trang 51 - 53)

- Số dư đầu năm Điều chỉnh số dư

4.4. Kế toán khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần (trừ đất đai) theo thời gian. Phần giá trị hao mịn này được tính vào chi phí dưới hình thức trích khấu hao. Như vậy có thể hiểu: Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị còn lại của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do hao mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Hao mịn TSCĐ phản ánh tình trạng giảm sút năng lực hoạt động, giá trị thị trường của TSCĐ. Có 2 loại hao mịn:

(1). Hao mịn hữu hình: là sự hao mịn về hình thái vật chất, có thể nhìn thấy được. Ví dụ: sự xuống cấp của nhà cửa, vật kiến trúc, sự giảm sút năng lực của máy móc thiết bị…

(2). Hao mịn vơ hình: là sự giảm đi về giá trị của TSCĐ do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, TSCĐ cùng loại trên thị trường ngày càng rẻ đi và hiện đại hơn…

Còn khấu hao TSCĐ là gì và nó có khác gì với hao mịn khơng?

4.4.1. Khái niệm

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mịn dần và đến một thời điểm nào đó thì TSCĐ này khơng cịn dùng được nữa. Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ, doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ.

Trích khấu hao là việc chuyển dần từng phần giá trị của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để hình thành nên nguồn vốn khấu hao dùng mua sắm lại TSCĐ mới.

Khấu hao TSCĐ (theo định nghĩa trong chuẩn mực kế toán số 03 và 04) là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định. Trong đó:

Giá trị phải khấu hao là nguyên giá TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.

Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng TSCĐ theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ. Nói cách khác, thời gian sử dụng hữu ích là thời gian TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có khả năng ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mới căn cứ vào kinh nghiệm về TSCĐ cùng loại, trường hợp cơng ty khơng có kinh nghiệm về TSCĐ riêng biệt thì doanh nghiệp phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của nơi khác hoặc qua nghiên cứu kỹ thuật đánh giá. Vì khấu hao căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ nên khấu hao là một sự ước tính. Khả năng có thể xảy ra là trong thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, có những thơng tin mới cho thấy sự ước tính ban đầu về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định là sai. Vấn đề đặt ra là nếu có sự ước tính mới về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ thì chúng ta phải làm gì? Câu trả lời là: chúng ta phải tính khấu hao trong thời gian sử dụng hữu ích cịn lại của TSCĐ theo sự ước tính mới. Khi chúng ta thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ cũng có nghĩa là đã có một sự thay đổi ước tính kế tốn. Những thay đổi này là kết quả của các thơng tin mới và do đó các nguyên tắc kế tốn được thừa nhận địi hỏi những thay đổi trong ước tính kế tốn này phải được phản ánh trong các báo cáo tài chính tương lai chứ khơng được cố gắng sửa chữa các báo cáo đã qua.

Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí ước tính. Đối với TSCĐVH có giá trị thanh lý khi thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện: (1). Có bên thứ ba thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản; hoặc (2). Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thể được xác định thơng qua thị trường. Khi khơng có 1 trong 2 điều kiện nói trên thì giá trị thanh lý được xác định bằng khơng.

Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mịn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ là hiệu số giữ nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mịn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.

Lưu ý: Khái niệm hao mòn và khấu hao TSCĐ là hai khái niệm khác nhau. Hao

mòn TSCĐ là một hiện tượng kinh tế khách quan chỉ sự giảm giá của TSCĐ. Trong khi khấu hao lại là một biện pháp chủ quan để phân bổ một cách khoa học, có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ vào các đối tượng chịu chi phí khấu hao phù hợp với lợi ích kinh

tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Khấu hao TSCĐ là phương thức thu hồi vốn đủ trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá TSCĐ.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ (Trang 51 - 53)