Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ (Trang 54 - 62)

- Số dư đầu năm Điều chỉnh số dư

4.4.3. Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

Theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” ngày 25/ 04/2013 do Bộ Tài chính ban hành, có ba phương pháp khấu hao TSCĐ bao gồm :

Đây là phương pháp khấu hao mà theo phương pháp này mức khấu hao được chia đều và cố định trong mỗi kỳ kinh doanh, hay nói cách khác số khấu hao hàng năm không đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới cơng nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thơng tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) khơng được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

Đây là phương pháp đơn giản nhất, thường được áp dụng nhất, được tính dựa trên giá trị của TSCĐ và thời gian sử dụng. Các TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng, ví dụ như: máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật; vườn cây lâu năm;…

Phương pháp này có cơng thức tính như sau:

Mức khấu hao trung bình hàng năm = Giá trị phải KH/ thời gian sử dụng hữu ích (năm) Mức khấu hao trung bình hàng tháng = Mức khấu hao trung bình hàng năm/12

Ví dụ 4.1: Cơng ty TNHH Misa trích khấu hao 1 TSCĐHH có nguyên giá là 20.000.000đ (theo phương pháp khấu hao đường thẳng), thời gian sử dụng hữu ích ước tính là 5 năm, giá trị ước tính thu được sau 5 năm sử dụng là 1.000.000đ, chi phí thanh lý ước tính là 800.000đ. Mức trích khấu hao hàng năm và hàng tháng của tài sản này, theo kế toán là bao nhiêu?

Xử lý:

Giá trị thanh lý = giá trị ước tính – chi phí thanh lý

= 1.000.000đ – 800.000đ

Giá trị phải khấu hao = nguyên giá TSCĐ – giá trị thanh lý

= 20.000.000đ – 200.000đ

= 19.800.000đ

Mức khấu hao trung bình hàng năm = giá trị phải khấu hao / thời gian sử dụng TSCĐ = 19.800.000 / 5

= 3.960.000đ Mức khấu hao trung bình hàng tháng = 3.960.000 / 12

= 330.000đ

(2). Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Theo phương pháp khấu hao này, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: là TSCĐ đầu tư mới (chưa sử dụng); là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có cơng nghệ địi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Phương pháp này có cơng thức tính như sau:

Mức trích khấu hao hàng năm của Giá trị còn lại Tỷ lệ khấu hao

= x

TSCĐ trong những năm đầu của TSCĐ nhanh

Mức khấu hao hàng tháng = mức khấu hao cả năm / 12 Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ Hệ số

= x

nhanh theo phương pháp đường thẳng điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 1

= x 100

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng TSCĐ (T) Hệ số điều chỉnh (lần)

Dưới 4 năm 1,5

Từ 4 năm đến 6 năm 2,0

Trên 6 năm 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình qn giữa giá trị cịn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ (mức khấu hao năm theo phương pháp đường thẳng) thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại chia (:) cho số năm sử dụng cịn lại của TSCĐ

Ví dụ 4.2: Một TSCĐHH có nguyên giá 15.000.000đ, có thời gian sử dụng hữu ích

là 5 năm, giả sử giá trị thanh lý ước tính của tài sản này là 0đ. Khi áp dụng phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, kế tốn sẽ xử lý như thế nào?

Xử lý:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 1

= x 100

theo phương pháp đường thẳng Thời gian sử dụng TSCĐ

= 1/5 x 100 = 20%

TSCĐHH có thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm nên hệ số điều chỉnh sẽ là 2,0

Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ Hệ số

= x

nhanh theo phương pháp đường thẳng điều chỉnh = 20% x 2,0

Năm thứ Giá trị còn lại Mức khấu hao hàng năm KHLK cuối năm 1 15.000.000 15.000.000 x 40% =6.000.000 6.000.000 2 15.000.000 – 6.000.000 = 9.000.000 9.000.000 x 40% = 3.600.000 9.600.000 3 9.000.000 – 3.600.000 = 5.400.000 5.400.000 x 40% = 2.160.000 11.760.000 4 5.400.000 – 2.160.000 = 3.240.000 3.240.000 / 2 = 1.620.000 13.380.000 5 3.240.000 – 1.620.000 = 1.620.000 3.240.000 / 2 = 1.620.000 15.000.000

Ta thấy, đến năm thứ 4, mức khấu hao hàng năm theo phương pháp số dư giảm dần là 3.240.000 x 40% = 1.296.000 (thấp hơn mức khấu hao hàng năm theo phương pháp đường thẳng : 3.240.000/2 = 1.620.000đ.). Do đó, kể từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao được tính bằng giá trị cịn lại chia (:) cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ tức là 3.240.000/2 = 1.620.000đ.

(3). Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Đây là phương pháp khấu hao mà theo phương pháp này mức khấu hao được tính cho mỗi số lượng, khối lượng sản phẩm mà TSCĐ tham gia để sản xuất kinh doanh. Phương pháp này dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. TSCĐ cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm; xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ; công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính khơng thấp hơn 100% cơng suất thiết kế.

Phương pháp này có cơng thức tính như sau:

Mức trích khấu hao trong Mức khấu hao bình quân Số lượng sản phẩm

= x

tháng của TSCĐ tính cho 1 đơn vị sản phẩm sản xuất trong tháng

Mức khấu hao bình quân Nguyên giá của TSCĐ

=

Mức trích khấu hao Mức khấu hao bình quân Số lượng sản phẩm

= x

năm của TSCĐ tính cho 1 đơn vị sản phẩm sản xuất trong năm

Ví dụ 4.3: DNTN Ngọc Lan mua một máy xúc đất mới 100%, nguyên giá 900.000.000đ. Công suất theo thiết kế là 3.000.000m3. Khối lượng sản phẩm đạt trong từng tháng của năm thứ nhất như sau:

Tháng Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

1 25.000 2 27.000 3 30.000 4 22.000 5 20.000 6 32.000 7 28.000 8 21.000 9 20.500 10 22.000 11 24.000 12 30.000

Kế tốn sẽ xác định mức trích khấu hao từng tháng và cả năm của máy xúc như thế nào?

Xử lý:

Đầu tiên, kế toán sẽ xác định mức trích khấu hao cho 1m3 đất của máy xúc: Mức khấu hao bình quân Nguyên giá của máy xúc

=

tính cho 1m3 đất sản lượng theo công suất thiết kế = 900.000.000 / 3.000.000

= 300đ/m3

Tháng Sản lượng thực tế (m3) Mức trích KH tháng (đồng) 1 25.000 25.000 x 300 = 7.500.000 2 27.000 27.000 x 300 = 8.100.000 3 30.000 30.000 x 300 = 9.000.000 4 22.000 22.000 x 300 = 6.600.000 5 20.000 20.000 x 300 = 6.000.000 6 32.000 32.000 x 300 = 9.600.000 7 28.000 28.000 x 300 = 8.400.000 8 21.000 21.000 x 300 = 6.300.000 9 20.500 20.500 x 300 = 6.150.000 10 22.000 22.000 x 300 = 6.600.000 11 24.000 24.000 x 300 = 7.200.000 12 30.000 30.000 x 300 = 9.000.000 Cộng 301.500 90.450.000

Mặc dù có nhiều phương pháp khấu hao TSCĐ như đã nêu trên nhưng căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng cho từng phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp (việc thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính).

Sau khi lựa chọn được phương pháp trích khấu hao phù hợp, doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp khơng trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì cơ quan thuế có trách nhiệm thơng báo cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao phù hợp. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó. Như vậy, việc thực hiện Thông tư số 45/2013/TT-BTC

“Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” ngày 25/ 04/2013 do Bộ Tài chính ban hành nhằm giúp doanh nghiệp xác định được chi phí khấu hao TSCĐ hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chi phí khấu hao thực tế doanh nghiệp đã tính có chênh lệch với chi phí khấu hao TSCĐ hợp lý theo cơ quan thuế quy định thì số chênh lệch này được gọi là chênh lệch tam thời (phần này sẽ được nghiên cứu trong học phần Kế tốn thuế).

Tóm lại, khi tiến hành khấu hao TSCĐ, cần lưu ý một số điểm sau:

(1). Lợi ích kinh tế do TSCĐ đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng

các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố như mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó, q trình sử dụng tài sản, hao mịn vơ hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến công nghệ, do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra, giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.

(2). Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình cịn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại.

(3). Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vơ hình tối đa là 20 năm. Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vơ hình có thể vượt q 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể.

(4). Khi TSCĐ đã khấu hao hết, khơng được trích tiếp khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh. (5). Đối với TSCĐ thuê tài chính phải trích khấu hao theo chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của TSCĐ cùng loại của doanh nghiệp.

(6). Doanh nghiệp có thể tính khấu hao tài sản cố định theo nhiều phương pháp nhưng đối với một tài sản cố định cụ thể thì phải áp dụng thống nhất một phương pháp tính khấu hao trong suốt quá trình sử dụng nó.

(7). Phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính, nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)