+ Nếu có hai người cấp cứu thì một người thởi ngạt còn một người xoa bóp tim. Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 4_6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi khơng khí vào phởi nạn nhân. Khi ấn ép mạnh lồng ngực xuống 4_6 cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3 giây rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ.
+ Nếu chỉ có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt, ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên từ 4_6 lần.
Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống trở lại, hệ hơ hấp có thể tự động hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhịp tim, nên ngừng xoa bóp khoảng 2_3 giây. Sau khi thấy sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co giãn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ… cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5_10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân. Sau đó cần kịp thời chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục.
2. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ
a/ Phân loại thiết bị nâng:
Thiết bị nâng là những thiết bị dùng để nâng hạ tải. Theo TCVN 4244-86 về quy phạm an tồn thì thiết bị nâng hạ bao gồm những thiết bị sau: Máy trục, xe tời chạy trên đường ray ở trên cao, pa lăng điện, thủ công, tời điện, tời thủ công, máy nâng.
- Máy trục: là những thiết bị nâng hoạt động theo chu kỳ dùng để nâng, chuyển tải( được giữ bằng móc hoặc các bộ phận mang tải khác nhau) trong khơng gian. Có nhiều loại máy trục khác nhau như: Máy trục kiểu cần, máy trục kiểu cầu, máy trục kiểu đường cáp.
Trang 53 - Xe tời chạy trên đường ray ở trên cao.
- Pa lăng: là thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con. Pa lăng dẫn động bằng điện gọi là Palăng điện, Palăng có dẫn động bằng tay gọi là Palăng thủ công.
- Tời: là thiết bị nâng dùng để nâng hạ và kéo tải.
- Máy nâng: là máy có bộ phận mang tải được nâng hạ theo khung dẫn hướng. Máy nâng dùng nâng những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh nên dễ gây nguy hiểm.
b/ Những sự cố, tai nạn thường xảy ra của thiết bị nâng:
Trong quá trình nâng hạ, các thiết bị nâng thường gây nên các sự cố sau:
- Rơi tải trọng: Do nâng quá tải làm đứt cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc
tải. Do cơng nhân lái khi nâng hoặc lúc quay cần tải bị vướng vào các vật xung quanh. Do phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, mô men phanh quá bé, dây cáp bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo…