Phương pháp ghép nêm nối ngọn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến sinh trưởng của cây giống cà phê vối (coffea canephora var robusta) trong vườn ươm tại gia lai (Trang 31)

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.3 Phương pháp ghép nêm nối ngọn

- Dùng dao nhỏ cắt bỏ ngang phần ngọn của gốc ghép, chừa lại 2 – 3 cặp lá sát gốc. Sau đó chẻ dọc thân 2 – 3 cm.

- Ngọn ghép là phần trên của chồi vượt, được cắt từ vườn nhân chồi, dài 8 – 11 cm, mang 1 cặp lá còn hơi non hoặc bánh tẻ, vùng đỉnh sinh trưởng nằm trong 2 lá non chưa xòe đã được cắt bỏ bớt 2/3 phiến lá.

- Cắt vát 2 phía đi của ngọn ghép tạo thành vết nêm có độ dài tương ứng với vết chẻ trên gốc ghép, đưa ngọn ghép vào gốc ghép đã chuẩn bị trước sao cho tượng tầng ngọn ghép có tiếp xúc tốt với tượng tầng của cả 2 bên hoặc 1 bên của gốc ghép.

- Dùng dây nilon quấn chặt từ dưới lên trên để tránh nước vào làm chết ngọn ghép.

- Cuối cùng, dùng túi nilon chụp kín phần ngọn ghép để tránh mất nước làm ngọn ghép bị héo.

Hình 2.3 Kỹ thuật ghép nối ngọn cà phê vối2.4.4 Chăm sóc cây ghép 2.4.4 Chăm sóc cây ghép

Đặt cây mới ghép trong vườn ươm có dàn che 80% ánh sáng. Sau ghép 20 ngày có thể tháo túi chụp ra. Thường xuyên cắt bỏ chồi vượt mọc từ phần thân gốc ghép. Tuần lễ đầu sau khi ghép, hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho cây ghép, các tuần lễ sau việc định lượng và chu kỳ tưới tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, nên lưu ý những hàng luống phía ngồi thường bị khơ nhanh. Dùng phân bón vi lượng qua lá FETRILON- COMBI nhập khẩu từ Đức loại 25 g (thành phần: 2% Mg; 3% S; 0,5% B; 1,5% Cu; 4% Fe; 4% Mn; 0,1% Mo; 1,5% Zn) hòa nước tưới để bổ sung vi lượng cho cây trong vườn ươm với nồng độ 0,15 – 0,20%, tưới ướt đều tán lá, khoảng 10 – 15 ngày tưới một lần, sau khi mặt lá vừa ráo nước phải tưới rửa lại bằng nước sạch.

Huấn luyện cây ghép: Sau khi tháo chụp 1 tuần có thể điều chỉnh giàn che để tăng dần ánh sáng. Dỡ dàn che hoàn toàn trước khi trồng 10 – 15 ngày.

2.4.5 Tiêu chuẩn cây ghép xuất vườn

- Ngọn ghép đã ra thêm ít nhất 1 – 2 cặp lá mới

- Cây không bị sâu bệnh, dị dạng, khơng có biểu hiện của sự thiếu hay rối loạn dinh dưỡng

- Vết ghép tiếp hợp tốt (phẳng, không bị bong, thối) - Đã được huấn luyện trước khi trồng 10 – 15 ngày - Bầu đất còn nguyên trong túi nhựa PE, đúng quy cách

Hình 2.4 Cây cà phê giống TR9 ghép gốc cà phê vối ở 75 NSG 2.4.6 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên (CRD), 9 nghiệm thức với 3 lần lặp lại.

- Yếu tố A là 3 loại gốc ghép: A1: Gốc ghép cà phê mít; A2: Gốc ghép cà phê chè và A3: Gốc ghép cà phê vối

- Yếu tố B là 3 loại ngọn ghép: B1: Ngọn ghép TR4; B2: Ngọn ghép TR9 và B3: Ngọn ghép TR12

Tổng số ô cơ sở là: 9 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 27 ô, số cây trên mỗi ô cơ sở là 50 cây. Tổng số cây ghép trong thí nghiệm là: 27 ô cơ sở x 50 cây = 1350 cây.

A1B1 A3B2 A1B3 A2B3 A1B2 A3B3 A2B1 A3B1 A1B1

A3B1 A1B1 A2B2 A3B3 A2B1 A1B2 A2B3 A1B3 A2B2

A1B2 A2B3 A3B3 A1B3 A2B1 A3B2 A3B2 A2B2 A3B1

Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.6 Tồn cảnh khu thí nghiệm ở 60 NSGCác chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỉ lệ cây sống sau ghép (%) ở 30, 45, 60 và 75 NSG. Theo dõi trên tồn ơ. Tỷ lệ sống (%) = Số cây sống/Tổng số cây trong ô x 100 = Số cây sống x 2 Các chỉ tiêu sinh trưởng được quan trắc cố định trên 10 cây được chọn ngẫu nhiên ở mỗi ô cơ sở tại các thời điểm 30, 45, 60 và 75 NSG và khi xuất vườn:

- Chiều cao cây ghép (mm): Dùng thước có vạch chia đến mm đo từ vị trí ghép đến vị trí cao nhất của ngọn ghép.

- Đường kính thân (mm): Dùng thước kẹp đo ở vị trí phía trên vết ghép 1 cm. - Tổng số cặp lá mới/cây: đếm tổng số cặp lá mới trên cây.

- Kích thước cặp lá thứ 2 từ ngọn (mm) khi xuất vườn. Dùng thước có vạch chia đến mm đo chiều dài (từ cổ lá đến chóp lá) và chiều rộng (vị trí rộng nhất).

- Số cặp cành cấp 1/cây: Đếm tồn bộ số cặp cành trên thân chính.

- Chiều dài cành cấp 1 (mm): Dùng thước có vạch chia đến mm đo từ vị trí gốc cành đến vị trí dài nhất của cặp cành đầu tiên (từ gốc lên) trên ngọn ghép.

- Lượng thốt hơi nước (mg/cây/giờ): Dùng túi nylon chụp kín bầu giá thể khơng cho bốc hơi, ngoại trừ thoát hơi nước; tiến hành đo lượng nước thoát hơi vào lúc 9 giờ sáng, thời gian đo là 1 giờ đồng hồ bằng phương pháp cân.

- Tỉ lệ xuất vườn (%) = Số cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn x 2 Tiêu chuẩn cây ghép xuất vườn (Xem mục 2.4.5)

- Giá thành sản xuất cây giống (đồng/cây): Tổng chi phí/Số NT/Số cây ghép xuất vườn trong 1 nghiệm thức.

2.4.7 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô được xử lý bằng phần mềm Micorsoft Excel. Phân tích ANOVA và trắc nghiệm phân hạng LSD mức ý nghĩa α = 0,05 bằng phần mềm SAS 9.1.

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của loại giống làm gốc ghép và ngọn ghép đến tỷ lệ sống của câycà phê ghép cà phê ghép

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của loại giống làm gốc ghép và ngọn ghép đến tỷ lệ sống (%)

của cây cà phê ghép Thời

điểm theo dõi (NSG) Gốc ghép (A) Ngọn ghép (B) TB (A) TR4 TR9 R12 T 30 Cà phê mít ab 90,7 92,7 a 7,3 b 8 a 90,2 Cà phê chè 67,3 e 80,0 c 7 4,0 d 73,8 b Cà phê vối ab 88,7 ab 89,3 8,7 ab 8 a 88,9 TB (B) 82,2 b 87,3 a 8 3,3 b CV = 3,47 80,06**FA = FB = 6.90** FAB = 3,26* 45 Cà phê mít ab 90,0 92,7 a 7,3 b 8 a 90,0 Cà phê chè 67,3 d 80,0 c 7 4,0 cd 73,8 b Cà phê vối ab 88,7 ab 88,7 8,7 ab 8 a 88,7 TB (B) 82,0 b 87,1 a 8 3,3 b CV = 3,66 69,67**FA = FB = 5,98* FAB = 3,02* 60 Cà phê mít ab 90,0 92,7 a 6,7 b 8 a 89,8 Cà phê chè 66,0 d 79,3 c 6 9,3 d 71,5 b Cà phê vối ab 88,7 ab 88,7 8,7 ab 8 a 88,7

TB (B) 81,6 b 86,9 a 8 1,6 b CV = 3,71 84,78**FA = FB = 7,88** FAB = 3,16* 75 Cà phê mít 90,0 a 89,3 a 8 6,0 a 88,4 a Cà phê chè 61,3 c 75,3 b 6 8,7 bc 68,4 b Cà phê vối 88,7 a 88,7 a 8 8,7 a 88,7 a TB (B) 80,0 84,4 8 1,1 CV = 4,06 FA = 88,37** FB = 2,88ns FAB = 3,31*

Số liệu được chuyển đổi arcsin trước khi xử lý thống kê. Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các trị số được đi kèm với cùng một chữ cái, khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê; ns: khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,01

Trong công tác nhân giống cây trồng, tỷ lệ sống của cây ghép là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thành công và hiệu quả kinh tế của biện pháp nhân giống. Tỷ lệ sống cao là một trong những cơ sở để hạ giá thành cây con.

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy giai đoạn từ 30 – 60 NSG, tổ hợp ghép sử dụng gốc ghép cà phê mít có tỷ lệ sống cao nhất (89,8%) ở 60 NSG, kết quả cho thấy khi ghép khác lồi cà phê vối trên gốc cà phê mít cho thấy tỷ lệ sống cao hơn nhiều so với thí nghiệm ở Madagascar, tỷ lệ sống chỉ đạt 15% (Coste, 1968). Đến 75 NSG tổ hợp ghép sử dụng gốc ghép cà phê vối cho tỷ lệ sống cao nhất (88,7%). Điều này đã chứng minh khi ghép cùng loài cà phê vối sẽ cho tỷ lệ sống cao nhất so với ghép khác loài cùng chi. Giai đoạn từ 30 – 75 NSG, tổ hợp ghép sử dụng ngọn ghép TR9 có tỷ lệ sống cao nhất, kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Minh Chinh (2018). Tổ hợp ghép sử dụng gốc ghép cà phê chè và ngọn ghép TR4 có tỷ lệ sống thấp nhất.

Ở 30 NSG, tỷ lệ ghép sống của 3 loại giống làm gốc ghép khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,01; gốc ghép cà phê mít có tỷ lệ sống cao nhất (90,2%), khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê vối (88,9%) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê chè (73,8%). Ở yếu tố ngọn ghép, ngọn ghép TR9 có tỷ lệ sống cao nhất (87,3%), khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,01 với 2 loại ngọn ghép TR4 (82,2%) và ngọn ghép TR12 (83,3%). Sự tương tác giữa yếu tố gốc ghép và ngọn ghép đến tỷ lệ ghép sống khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05; tỷ lệ ghép sống ở tổ hợp gốc ghép cà phê mít – ngọn TR9 (92,7%) là cao nhất, tỷ lệ ghép sống ở tổ hợp gốc ghép cà phê chè – ngọn TR4 là thấp nhất (67,3%).

Ở 45 NSG, tỷ lệ ghép sống của 3 loại giống làm gốc ghép khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,01; gốc ghép cà phê mít có tỷ lệ sống cao nhất (90,0%), khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê vối (88,7%) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê chè (73,8%). Ở yếu tố ngọn ghép, ngọn ghép TR9 cho tỷ lệ sống cao nhất là 87,1%, tỷ lệ sống khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05 với 2 loại ngọn ghép TR4 (82,0%) và ngọn ghép TR12 (83,3%). Sự tương tác giữa yếu tố gốc ghép và ngọn ghép đến tỷ lệ ghép sống khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05; tỷ lệ ghép sống ở tổ hợp gốc ghép cà phê mít – ngọn TR9 (92,7%) là

cao nhất, tỷ lệ ghép sống ở tổ hợp gốc ghép cà phê chè – ngọn TR4 là thấp nhất (67,3%).

Ở 60 NSG, tỷ lệ ghép sống của 3 loại giống làm gốc ghép khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,01; gốc ghép cà phê mít có tỷ lệ sống cao nhất (89,8%), khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê vối (88,7%) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê chè (71,5%). Ở yếu tố ngọn ghép, ngọn ghép TR9 có tỷ lệ sống cao nhất (86,9%), khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,01với 2 loại ngọn ghép TR4 và TR12 (cùng đạt 81,6%). Sự tương tác giữa yếu tố gốc ghép và ngọn ghép đến tỷ lệ ghép sống khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05; tỷ lệ ghép sống ở tổ hợp gốc ghép cà phê mít – ngọn TR9 (92,7%) là cao nhất, tỷ lệ ghép sống ở tổ hợp gốc ghép cà phê chè – ngọn TR4 (66,0%) là thấp nhất.

Đến 75 NSG, tỷ lệ ghép sống của 3 loại giống làm gốc ghép khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,01;gốc ghép cà phê vối có tỷ lệ sống cao nhất (88,7%), khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê mít (88,4%) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê chè (68,4%). Ở yếu tố ngọn ghép, tỷ lệ sống giữa các giống làm ngọn ghép khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê; ngọn ghép TR9 có tỷ lệ sống cao nhất (84,4%), ngọn ghép TR4 có tỷ lệ sống thấp nhất (80,0%). Sự tương tác giữa yếu tố gốc ghép và ngọn ghép đến tỷ lệ ghép sống khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05; tỷ lệ ghép sống ở tổ hợp gốc ghép cà phê mít – ngọn TR4 (90,0%) là cao nhất, tỷ lệ ghép sống ở tổ hợp gốc ghép cà phê chè – ngọn TR4 (61,3%) là thấp nhất.

3.2 Ảnh hưởng của loại giống làm gốc ghép và ngọn ghép đến chiều cao của câycà phê ghép cà phê ghép

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy giai đoạn từ 30 – 75 NSG, tổ hợp ghép sử dụng gốc ghép cà phê vối có chiều cao lớn nhất, tổ hợp ghép sử dụng gốc ghép cà phê chè có chiều cao thấp nhất, tổ hợp ghép sử dụng ngọn ghép TR12 có chiều cao lớn nhất. Kết quả này cho thấy khi ghép cùng loài, sự tăng trưởng chiều cao của cây ghép là lớn nhất. Sự khác biệt về chiều cao khơng có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn từ 45 – 75 NSG giữa các yếu tố gốc ghép, ngọn ghép và giữa các tổ hợp ghép. Sự biến động tăng

– giảm về chiều cao giữa các tổ hợp ghép không đồng nhất là do tốc độ ra lá giữa các tổ hợp ghép không đồng đều nên khi đo đến vị trí cao nhất của ngọn ghép thì số liệu thu thập có sự tăng – giảm.

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của loại giống làm gốc ghép và ngọn ghép đến chiều cao (mm)

của cây cà phê ghép Thời điểm theo dõi (NSG) Gốc ghép (A) Ngọn ghép (B) TB (A) TR4 TR9 TR12 30 Cà phê mít 101,0 99,0 101,3 100,4 a Cà phê chè 93,0 95,3 98,0 95,4 b Cà phê vối 102,7 100,0 101,0 101,2 a TB (B) 98,9 98,1 100,1 CV = 4,12 FA = 5,31* FB = 0,55ns FAB = 0,60ns 45 Cà phê mít 100,7 100,0 100,7 100,4 Cà phê chè 96,0 95,7 102,3 98,0 Cà phê vối 103,0 101,7 102,7 102,4 TB (B) 99,9 99,1 101,9 CV = 5,20 FA = 1,64ns FB = 0,68ns FAB = 0,47ns 60 Cà phê mít 100,0 100,0 102,0 100,7 Cà phê chè 96,0 96,3 104,7 99,0 Cà phê vối 103,3 104,0 101,3 102,9 TB (B) 99,8 100,1 102,7 CV = 4,31 FA = 1,81ns FB = 1,19ns FAB = 1,58ns 75 Cà phê mít 101,0 101,0 103,0 101,7 Cà phê chè 95,7 97,3 105,0 99,3 Cà phê vối 104,0 103,0 102,0 103,0 TB (B) 100,2 100,4 103,3 CV = 4,32 FA = 1,62ns FB = 1,41ns FAB = 1,41ns

Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các trị số được đi kèm với cùng một chữ cái, khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê mức α = 0,05; ns: sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05

Ở 30 NSG, ảnh hưởng của các loại giống làm gốc ghép đến sự phát triển chiều cao cây ghép khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05; gốc ghép cà phê vối cho chiều cao lớn nhất (101,2 mm), khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê mít (100,4 mm) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê với gốc ghép cà phê chè (95,4 mm). Ở yếu tố ngọn ghép, chiều cao cây dao động từ 98,1 – 100,1 mm và khác

biệt không có ý nghĩa thống kê; tổ hợp ghép sử dụng ngọn ghép TR12 cho kết quả cao nhất (100,1 mm), tổ hợp ghép sử dụng ngọn ghép TR9 cho kết quả thấp nhất (98,1 mm). Sự tương tác giữa yếu tố gốc ghép và ngọn ghép đến chiều cao cây của cây cà phê ghép khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê; tổ hợp gốc ghép cà phê vối – ngọn TR4 cho kết quả cao nhất (102,7 mm), tổ hợp gốc ghép cà phê chè – ngọn TR4 cho kết quả thấp nhất (93,0 mm).

Ở 45 NSG, ảnh hưởng của các loại gốc ghép, ngọn ghép và các tổ hợp cây ghép đến sự phát triển chiều cao của cây ghép đều khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Gốc ghép cà phê vối cho kết quả cao nhất (102,4 mm), gốc ghép cà phê chè cho kết quả thấp nhất (98,0 mm); tổ hợp ghép sử dụng ngọn ghép TR12 cho kết quả cao nhất (101,9 mm), tổ hợp ghép sử dụng ngọn ghép TR9 cho kết quả thấp nhất (99,1 mm); tổ hợp gốc ghép cà phê vối – ngọn TR4 cho kết quả cao nhất (103,0 mm), tổ hợp gốc ghép cà phê chè – ngọn TR9 cho kết quả thấp nhất (95,7 mm).

Hình 3.1 Đo chiều cao cây ghép

(A, B: Vị trí cao nhất của ngọn ghép)

30

B A

Ở 60 NSG, ảnh hưởng của các loại gốc ghép, ngọn ghép và các tổ hợp cây ghép đến sự phát triển chiều cao của cây ghép đều khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Gốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của loại gốc ghép đến sinh trưởng của cây giống cà phê vối (coffea canephora var robusta) trong vườn ươm tại gia lai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w