III. Kết luận và gợi ý chính sách
3.1. Hệ giải pháp cấp khu vực (phạm vi GMS)
Hiện nay, Việt Nam tham gia vào 3 hành lang kinh tế: hành lang kinh tế Bắc – Nam (NSEC), hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), hành lang kinh tế phía Nam (SEC). Vùng Tây Nam Bộ nằm trên tiểu hành lang ven biển phía Nam thuộc hành lang kinh tế phía Nam.
Việc phát triển hạ tầng giao thông vùng Tây Nam Bộ cũng như của cả nước nói chung và biến các hành lang giao thông thành các hành lang kinh tế, kết nối các thị trường quốc tế và khu vực đòi hỏi phải thống nhất về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.
Đối với hạ tầng cứng, kết nối giao thông vận tải là ưu ti n hàng đầu của các nước trong khu vực GMS (Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar) bao gồm cả đường bộ và đường sắt. Cho đến nay, đường bộ giữa các nước đã c những sự kết nối nhất định. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần tăng cường tập trung phát triển vận tải đa phương thức. Việc xây dựng các tuyến đường sắt kết nối trong khu vực GMS vẫn đang trong quá trình thảo luận các hướng, tuyến xây dựng và lộ trình ưu ti n.
Giải pháp để phát triển hạ tầng giao thơng và tính kết nối giao thông giữa các nước trong GMS chính là sự hợp tác trong việc kêu gọi đầu tư. Hiện nay, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã hỗ trợ tài chính cho việc đầu tư một số đoạn tuyến nhằm phát triển, kết nối hạ tầng giao thông giữa các nước trong GMS, chẳng hạn, hành lang phía Nam và hành lang ven biển phía Nam được ADB hỗ trợ xây dựng đoạn cao tốc Tp. Hồ Chí Minh tới Phnompenh và tới cảng Cái Mép – Thị Vải.
Đối với hạ tầng mềm – kết nối về thế chế nhằm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước (Hiệp định GMS – CBTA). Vấn đề lớn nhất giữa các nước là giải quyết các vướng mắc về khai thác , tổ chức thực hiện mơ hình “Một cửa/một lần dừng” và các biện pháp tạo thuận lợi hơn về vận tải và thương mại.