Giai đoạn này của thiết kế gồm các công việc chính nhƣ sau:
Phân chia hệ thống (System Partitioning): Một hệ thống vi điện tử bao gồm nhiều khối chức năng, nếu một khối chức năng quá lớn thì chúng ta phải thực hiện việc tách hoặc phân chia chức năng của khối đó ra làm các khối nhỏ hơn theo mục đích và định hƣớng mà chúng ta cần chỉ định.
a) Lên sơ đồ mặt bằng, bố trí các khối (Floorplanning): Sau khi phân chia hệ thống xong sẽ thực hiện việc lên sơ đồ mặt bằng, bố trí các khối. Floorplanning thực hiện các công việc nhƣ tối thiểu hóa độ dài kết nối và trễ tín hiệu giữa các khối, sắp đặt các khối đã cố định và đặt lại các khối di độngđƣợc thực hiện trƣớc Placement, công việc sắp đặt, bố trí các phần tử logic trên từng khối, tổ chức các vùng kết nối giữa các khối, phân phối mặt bằng cho nguồn và các đƣờng vào ra...
b) Sắp xếp các phần tử (Placement): Placement là bƣớc tiếp theo của Floorplanning, nó thực hiện việc sắp đặt các phần tử logic vào một khối di động... đây là bƣớc quan trọng trong thiết kế mạch và rất phức tạp, nếu Placement không tốt sẽ dẫn đến việc chiếm diện tích lớn và giảm tốc độ thực thi, nhiều khi còn dẫn tới khả năng không Rounting đƣợc. Rất may là công việc này đƣợc thực hiện hoàn toàn tự động.
Placement, System Partitioning và Floorplanning có thể hiểu chung là phân chia hệ thống trên FPGA - tức là lên sơ đồ mặt bằng, bố trí các khối lô gic, và ta có thể gọi chung là Placement.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
c) Mục tiêu và đối tượng của Placement: Mục tiêu chính của một công cụ placement (Sắp đặt bố trí các phần tử logic trên từng khối) là sắp đặt tất cả các phần tử logic trong cùng các khối di động trên một chip. Về lý tƣởng mà nói, đối tƣợng của placement là:
- Bảo đảm công cụ định tuyến có thể hoàn chỉnh bƣớc định tuyến. - Tối thiểu hoá tất cả các khoảng trễ trên đƣờng kết nối.
- Làm cho mật độ của chíp càng cao càng tốt. - Tối thiểu hoá tiêu thụ nguồn.
- Tối thiểu hoá sự xuyên nhiễu giữa các tín hiệu.
Các đối tƣợng đó rất khó để định nghĩa theo cách giải quyết bằng thuật toán và thậm chí trong thực tế rất khó gặp. Các công cụ placement hiện nay thƣờng sử dụng nhiều đặc điểm và các tiêu chuẩn riêng.
d) Gán chân (Pin Assignmen) : Mục đích của việc gán chân là định nghĩa tín hiệu mà mỗi chân sẽ nhận đƣợc. Việc gán chân có thể thực hiện đƣợc trong quá trình placement hoặc sau quá trình này. Nếu các block không đƣợc thiết kế thì phép gán tốt cũng cải tiến đƣợc placement, nếu các block đã đƣợc thiết kế thì Pin Assignmen có thể thay đổi một vài chân nhờ chức năng tƣơng đƣơng.