1.Bất bình đẳng về y tế
Về phía Chính phủ: đã ban hành nhiều chính sách giúp ngăn ngừa, kiểm sốt
bệnh dịch, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tháo gỡ khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội, đưa ra các gói hỗ trợ để giúp cho những người lao động có thêm thu nhập trong giai đoạn bị nghỉ việc, giãn việc do dịch bệnh Covid 19. Tuy nhiên, để các chính sách này phát huy hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực giữa các Bộ, ngành, các địa phương nhằm thúc đẩy nhanh các thủ tục hướng dẫn, cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo các gói hỗ trợ được triển khai kịp thời, đến đúng đối tượng.
Về phía các doanh nghiệp: cần phải nghiên cứu đổi mới, ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật mới vào sản xuất, kinh doanh; tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào, nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài các thị trường truyền thống; sử dụng công nghệ thông tin để dan dạng hóa từ kinh doanh trực tiếp đến kinh doanh trực tuyến; tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng.
Về phía người lao động: cần nỗ lực nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ
chun mơn, tự trang bị các kỹ năng mềm để đảm bảo khả năng thích nghi với sự thay đổi khơng ngừng của thị trường lao động. Người lao động cũng nên hiểu và chia sẻ với doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này. Trong q trình thực hiện triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ, người lao động cần thực hiện nghiêm túc, khai báo trung thực theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo các hỗ trợ đến được đúng và đủ đối tượng.
Trong dài hạn, Chính phủ cần thực hiện giảm bất bình đẳng thu nhập qua việc giúp người dân ở các khu vực tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong khi khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị đang có xu hướng giảm dần, thì ở khu vực nông thôn lại đang tăng. Đặc biệt, có chênh lệch cao về thu nhập giữa các vùng, miền có khó khăn về điều kiện tự nhiên, hạ tầng cơ sở, trình độ dân trí, trình độ sản xuất,… với các khu vực khác đã ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Người lao động là dân tộc thiểu số, hoặc có trình độ học vấn thấp, khơng được đào tạo, ít có cơ hội hưởng lợi hơn các so với các lao động có trình độ
học vấn cao cùng là một nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập. Do đó, Chính phủ cần có chính sách ưu tiên, đầu tư cho giáo dục ở vùng khó khăn; cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho hộ gia đình nghèo, giảm bớt các chi phí cho giáo dục để đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục cho người lao động nghèo, miễn hoặc giảm học phí cho các khu vực khó khăn, thực hiện cải cách giáo dục nhằm cân bằng cơ hội và phát triển kỹ năng cho người lao động là vơ cùng quan trọng.
Chính phủ cần xây dựng được một chiến lược tăng đầu tư vào nguồn lực con người và khuyến khích tạo việc làm, khuyến khích hình thành một tầng lớp trung lưu rộng lớn trong xã hội; thiết kế hệ thống thuế sao cho không triệt tiêu động lực làm giàu của những người giàu; tăng đầu tư công vào những khu vực kém phát triển; đồng thời, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ công, để các kết quả đầu tư đến với người dân, đặc biệt là nhóm người dân nghèo.
Về chính sách hỗ trợ y tế: Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách mua thẻ
bảo hiểm y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo và học sinh, sinh viên; hỗ trợ cho việc khám, chữa bệnh cho các vùng kinh tế khó khăn.
Để giải quyết bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam, Chính phủ cần xây dựng được một chiến lược tăng trưởng kinh tế mới cùng với các chính sách phân phối thu nhập thích hợp, tập trung vào cải cách thể chế pháp luật, thị trường cạnh tranh, công bằng và mở, tạo “sân chơi” bình đẳng cho cả các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ; đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, cơng bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư dựa trên cơ sở phát triển các loại hình kinh tế, khuyến khích người dân làm giàu và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp của các nguồn lực.