Từ phƣơng diện ngữ nghĩa từ vựng học

Một phần của tài liệu từ ngữ hơn một dạng chính tả được thừa nhận trong tiếng việt (Trang 101 - 102)

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4. Từ phƣơng diện ngữ nghĩa từ vựng học

Nhƣ chúng ta đã biết, ngày nay rất nhiều ngƣời có trính độ kiến thức khác nhau nhƣng nhiều khi vẫn có sự hiểu sai về ngữ nghĩa của từ dẫn đến cách dùng từ chƣa thật đúng và không có khả năng phân biệt nghĩa của từ mà cá nhân đang sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Chia sẻ  Chia xẻ

“Chia sẻ” và “chia xẻ” đều là những từ đúng trong tiếng Việt, nhƣng ý nghĩa có khác nhau nên đƣợc sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau. “Sẻ” ở đây là san sẻ, từ “chia sẻ” thƣờng đƣợc dùng khi nói đến sự đồng cảm và san sẻ một nỗi niềm, một trạng thái tinh thần.

Ví dụ: - Chia sẻ niềm vui nỗi buồn.

“Xẻ” nghĩa là cắt xẻ, chia ra làm nhiều phần

Ví dụ: - Chia năm xẻ bảy.

Cũng có ý kiến cho rằng từ “chia sẻ” dùng để chỉ thứ trừu tƣợng (chia sẻ tính cảm) còn “chia xẻ” dùng cho thực thể (xẻ đất, xẻ gỗ), tuy nhiên điều đó chỉ đúng với đa số trƣờng hợp chứ không phải là tất cả. Dùng “chia sẻ” hay “chia xẻ” là tùy theo ngữ nghĩa. Chẳng hạn nhƣ cùng nói đến một thứ trừu tƣợng là “quyền lực”, nhƣng “chia sẻ quyền lực” lại có nghĩa nhƣờng bớt quyền lực của mính cho ngƣời khác, trong khi “chia xẻ quyền lực” nghĩa là phân tách quyền lực, mang tình vị kỷ hơn nhiều. Hay nhƣ trong trƣờng hợp “nhƣờng cơm sẻ áo” thí dù chiếc áo là thực thể, nhƣng nghĩa ở đây là san sẻ chứ không phải xẻ cái áo làm đôi nên không viết “nhƣờng cơm xẻ áo”.

Một phần của tài liệu từ ngữ hơn một dạng chính tả được thừa nhận trong tiếng việt (Trang 101 - 102)