Khái quát tình hình hoạt độngcủa hệ thống NHTM Việt Nam thời gian

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

2.1.1 Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam

Kể từ khi ban hành Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh Các TCTD năm 1990, ngành ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và khơng ngừng mở rộng quy mô, đa dạng về tính chất hoạt động, loại hình sở hữu. Cùng với q trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM VN đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển. So với buổi đầu thành lập, hệ thống ngân hàng Việt Nam hôm nay là sự trưởng thành vượt bậc xét theo nhiều khía cạnh. Cơ cấu sở hữu, loại hình hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có nhiều thay đổi phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hình 2.1 Một số mốc quan trọng trong lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nếu như đầu những năm 1990, hệ thống NHTM Việt Nam chỉ có 4 ngân hàng chuyên doanh, phục vụ các ngành ngoại thương, nông nghiệp, xây dựng và cơng – thương nghiệp, thì đến nay, tính đến ngày 31/12/2013, hệ thống có 5 NHTM nhà nước, 33 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 50 chi nhánh NHNNg cùng với các TCTD khác. Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM có thể nhận thấy ở sự tăng lên của VCSH, quy mơ tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm,…So với thời điểm đầu năm 2007, tổng số VĐL của hệ thống NHTM chỉ khoảng 60.680 tỷ đồng thì đến cuối năm 2013, tổng số VĐL đã tăng lên gần 5 lần đạt 300.565 tỷ đồng. Tổng tài sản của các ngân hàng cũng tăng rất đáng kể, tăng hơn 5 lần từ 1.097 nghìn tỷ đồng năm 2007 lên 5.755 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2013.

Biểu đồ 2.1 Số lƣợng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1991-2013

Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS, 2014

Hệ thống NHTM Việt Nam đã có sự phát triển vơ cùng nhanh chóng cùng với tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, so với lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng thế giới, hệ thống NHTM Việt Nam còn khá non trẻ, đã phải chật vật phát triển và cạnh tranh trong vịng xốy cạnh tranh của mơi trường kinh doanh tồn cầu. Sự phát triển nhanh chóng đó đã khiến cho hành lang pháp lý

cũng như công tác giám sát của cơ quan quản lý tỏ ra không bắt kịp sự thay đổi dẫn đến việc không kịp thời điều chỉnh và ngăn chặn được những xu hướng phát triển tiêu cực của hệ thống.

Mặt khác, với số lượng lớn các ngân hàng quy mô nhỏ cùng với những sản phẩm dịch vụ tương tự nhau, phản ánh một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, tạo ra thách thức rất lớn về nguồn lực cũng như quản lý rủi ro. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện cùng với những yếu kém của hệ thống ngân hàng Việt Nam, biểu hiện qua các điểm như: thanh khoản khó khăn, quy mơ vốn tự có thấp, chất lượng tài sản suy giảm, nợ xấu tăng cao, chất lượng quản trị điều hành hạn chế, khơng ít ngân hàng hoạt động vì lợi ích cục bộ, chạy đua lãi suất gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ.

2.1.2 Sơ lƣợc về tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam 2.1.2.1Quy mơ vốn điều lệ và hệ số an tồn vốn

Nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 và nghị định số 10/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141, theo đó buộc các NHTM phải có lộ trình tăng VĐL đạt tối thiểu là 3000 tỷ đồng. Đến nay, các ngân hàng đã hồn thành xong quy định này, trong đó một số ngân hàng đã có số VĐL cao hơn mức tối thiểu nhiều lần nhưng cũng còn rất nhiều ngân hàng với VĐL chỉ ngang bằng với mức vốn tối thiểu. Điều này phản ánh một sự chênh lệch khá lớn về VĐL giữa các NHTM (Biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.2 Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam năm 2013 (Tỷ đồng)

VNCB Vietbank Viet Capital Bank PGBank OCB Nam A Bank Kien Long Bank GPBank Bao Viet Bank Bac A Bank Navibank Sai Gon Bank Viet A Bank MHB MDB PNB Oceanbank VIB ABB EAB Seabank TPB Vpbank Lien Viet Post Bank MSB Hdbank Techcombank SHB Pvcombank ACB SCB MB Sacombank Eximbank BIDV Vietcombank Agribank Vietinbank 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3000 3010 3040 3098 3369 3750 4000 4000 4250 4797 5000 5465 5550 5770 6460 8000 8100 8788 8865 9000 9377 10583 10625 10740 12355 23011 27134 29154 37234 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong việc cải thiện tình hình tài chính nhưng so với VĐL của một số ngân hàng ở các quốc gia trong khu vực thì quy mô VĐL của các NHTM Việt Nam vẫn ở mức thấp, có đến 50% NHTM có VĐL dưới 5 nghìn tỷ đồng.

Bảng 2.1 Vốn cổ phần hóa và tổng tài sản của Vietinbank so với một số ngân hàng trong khu vực năm 2013

ĐVT: tỷ USD

Ngân hàng Quốc gia Giá trị vốn

cổ phần Tài sản

ICBC Trung Quốc 215,63 3124,89

China Construction Bank Trung Quốc 174,37 2449,49

DBS Group Singapore 31,76 318,40

UOB Singapore 27,22 225,11

Maybank Malaysia 26,29 171,10

Siam Commercial Bank Thái Lan 16,65 77,12

Vietinbank Việt Nam 2,93 27,32

Nguồn: Forbes 2013(phát hành tháng 5/2014) Theo báo cáo đánh giá khu vực tài chính Việt Nam (thực hiện từ tháng

10/2012 đến tháng 01/2013) của IMF và WB thì năng lực về vốn của các ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức yếu và khơng khó để nhận ra thực trạng này. Hiện nay, ngân hàng có mức vốn cao nhất hệ thống và giữ khoảng cách khá xa so với các ngân hàng khác là Vietinbank với số vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng, tổng giá trị vốn cổ phần tương đương 2,93 tỷ USD (quy đổi theo tỷ giá bình quân trên liên ngân hàng do NHNN công bố ngày 31/12/2013), vẫn khá khiêm tốn so với những đối thủ đến từ khu vực (Bảng 2.1). Với sự cách biệt về quy mơ vốn như vậy thì các ngân hàng trong nước sẽ gặp nhiều bất lợi khi cạnh tranh với các NHNNg, bao gồm cả về trình độ quản lý, chiến lược quản trị và công nghệ.

Theo báo cáo của UBGSTCQG, hệ số an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống đạt 12,83% (tại 31/12/2013), thấp hơn mức 13,58% tại thời điểm cuối năm 2012

nhưng cao hơn mức quy định tối thiểu 9% và cao hơn mức trung bình 11% giai đoạn 2010 – 2011, trong đó hệ số CAR của khối NHTM Nhà nước là 10,91%, của khối NHTM cổ phần là 12,56%. Mặc dù nhiều ngân hàng của Việt Nam đã đạt tỉ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu thậm chí là cao hơn so với yêu cầu của NHNN và hiệp ước vốn Basel II nhưng thực chất chưa phản ánh đầy đủ khả năng chống đỡ rủi ro của các TCTD do hầu hết chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, đồng thời việc áp dụng trọng số rủi ro đối với các loại tài sản có rủi ro đơi khi cịn thiếu chính xác. Ở giai đoạn hiện nay, nợ xấu tăng cao, trong khi các nguồn thu khác giảm xuống, tỉ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như hạch tốn đúng dự phịng cho các khoản nợ xấu, lý do là chất lượng tài sản suy giảm làm cho chi phí dự phịng gia tăng, dẫn đến ăn mòn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn tự có.

2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn

Tình hình huy động vốn của các ngân hàng liên tục tăng từ năm 2011 đến nay nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với các năm trước. Trước thực trạng nền kinh tế tăng trưởng chậm và tỷ lệ lạm phát giảm, NHNN đã giảm mạnh lãi suất kể từ nửa đầu năm 2012, lãi suất cơ bản cùng trần lãi suất huy động đều giảm từ mức 13% vào năm 2012 xuống còn 7% vào cuối năm 2013 (Biểu đồ 2.3). Dù lãi suất huy động liên tục giảm mạnh nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi tiền vào các ngân hàng bởi xét trong bối cảnh TTCK sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ thì ít biến động, thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý thì ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất so với các kênh đầu tư khác. Điều này giúp thanh khoản của hệ thống NHTM được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh tốn và chi trả của tồn hệ thống.

100.0% 90.0% 80.0% 70.0% 60.0% 50.0% 40.0% 30.0% 20.0% 10.0% 0.0% 53.9% 37.5% 31.2% 25.4% Tín dụng Huy động vốn 39.6% 12.5% 32.0% 28.7% 8.9% 17.4% 14.5% 23.6% 22.9% 9.9% Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn, tín dụng của hệ thống NHTM

2.1.2.3Hoạt động tín dụng

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN

Biểu đồ 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM rất cao trong những năm 2007-2010, đạt mức cao nhất vào năm 2009 là 37,7% nhưng đã giảm mạnh trong giai đoạn 2011-2013 do hậu quả của tình trạng tăng trưởng q nóng với các điều kiện tín dụng được nới lỏng q mức trước đó. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM từ năm 2011 phụ thuộc vào một số ít ngân hàng quốc doanh, hiện thị phần tín dụng của nhóm ngân hàng này chiếm trên 50% thị phần tín dụng cả nước. Tín dụng gần đây bị suy giảm và chủ yếu giải ngân cho các đại dự án sử dụng vốn ngân sách và các DNNN trong khi đó, đa số doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ không tiếp cận được vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhân tố như: cầu trong nước và nước ngoài thấp; tồn kho lớn đã hạn chế khả năng hấp thụ vốn ngân hàng của doanh nghiệp; thị trường bất động sản “đóng băng” trong khi phần lớn các tài sản thế chấp các khoản vay có nguồn gốc bất động sản cùng với khối lượng nợ xấu tăng cao đã khiến các NHTM có xu hướng thận trọng hơn trong việc cho vay mới. Bên cạnh đó, từ năm 2011, NHNN thực hiện kiểm sốt trần tăng

trưởng tín dụng, cụ thể là: Năm 2011 áp dụng trần tăng trưởng tín dụng 20% đối với tồn hệ thống và từng ngân hàng; năm 2012 định hướng tăng trưởng 15-17% và năm 2013 định hướng 12% đi kèm với việc NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo từng nhóm ngân hàng (chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu an tồn hoạt động và khả năng mở rộng tín dụng của từng ngân hàng).

Nợ xấu: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM rất cao trong những năm

2007-2010 tập trung vào các khoản tín dụng về bất động sản hay cung cấp tín dụng cho một nhóm tập đồn kinh tế nhưng lại không chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế khiến chất lượng của các khoản tín dụng giảm sút dẫn đến nợ xấu trong giai đoạn 2011-2012 bùng phát mạnh mẽ. Nợ xấu của các NHTM Việt Nam chủ yếu xuất phát từ việc thiếu hoặc không giám định chặt chẽ các khoản vay có liên quan tới:(1) cho vay chính sách (theo chỉ định chính thức của Chính phủ và chỉ định ngầm); (2) cho vay các dự án/doanh nghiệp của các thành viên hội đồng quản trị hoặc lãnh đạo các NHTM hoặc vay theo chủ nghĩa thân quen; (3) các khoản vay bất động sản/chứng khốn (Võ Trí Thành, 2012). Nợ xấu như “cục máu đông” gây tắt nghẽn sự lưu thơng của dịng vốn. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động trong khi ngân hàng lại khơng tăng được tín dụng.

Thực chất nợ xấu tăng cao về mặt giá trị tuyệt đối trong giai đoạn 2009-2010 nhưng lại không được xem là vấn đề quan ngại vì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ở mức thấp do mẫu số lớn bởi tín dụng tăng trưởng cao. Vì vậy, nợ xấu được tích tụ từ trước đã có cơ hội bộc phát trong những năm sau này. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011, nguồn vốn tín dụng được điều chỉnh theo hướng thắt chặt hơn, tập trung vào chất lượng cùng với bối cảnh kinh tế vĩ mơ suy thối khiến những yếu kém trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng được cấp trong giai đoạn mở rộng tín dụng trước đây được phản ánh rõ ràng hơn qua cả giá trị và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.

10.0% 9.0% 8.6% 8.0% 7.0% 6.0% 5.0% 4.0% 3.8% 3.3% 3.0% 2.0% 2.2% 2.1% 2.2% 2.0% 1.0% 0.0% Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007- 2013 (%)

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam

Mặc dù NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu như vậy nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như Fitch Ratings và Barclays lại đưa ra những ước tính khác nhau về số liệu nợ xấu. Cụ thể, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nhận định tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam khoảng 13% và 15% trong năm 2011 và 2012, trong khi đó, ngân hàng Barclays lại đưa ra tỷ lệ 20% tổng dư nợ. Lý do khiến cho có sự sai lệch so với con số do NHNN Việt Nam cơng bố chính là cách phân loại nợ. Các NHTM Việt Nam vẫn phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn mà khơng đánh giá được một cách chính xác tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ vào nhóm khơng phản ánh đúng thực chất khoản nợ. Ngoài ra, việc sắp xếp lại các khoản nợ, đưa nợ ra ngoại bảng và gia hạn nợ đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm đáng kể.

Trước thực trạng nợ xấu quá lớn, buộc phải có một quy định chặt chẽ hơn để đánh giá đúng tình hình thực tế, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT- NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động TCTD. Việc đưa ra tiêu

chuẩn mới về phân loại nợ xấu để từng bước áp dụng thông lệ quốc tế sẽ làm cho tổng giá trị nợ xấu cao hơn so với các phân loại trước đây, điều này giúp cho chúng ta đối diện với nợ xấu thực tế và tạo áp lực phải giải quyết nợ xấu, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các NHTM. Thông tư 02 là văn bản được đánh giá là một bước tiến lớn nhằm đảm bảo tính minh bạch của hệ thống NH, đưa hệ thống NH Việt Nam tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro, phản ánh chính xác chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu… để phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Để tránh sự thay đổi đột ngột về nợ xấu khi áp dụng thông tư 02, các ngân hàng đã tăng dần trích lập dự phịng, nâng dần tỷ lệ Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/Tổng dư nợ để cải thiện nguồn tiền để đối phó và xử lý nợ xấu sau này. Đồng thời, tích cực sử dụng nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu và bán nợ xấu cho VAMC. Tổng số nợ xấu đã được xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm năm 2013 là khoảng 50 nghìn tỷ đồng. Chính những động thái này đã làm lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng cũng sụt giảm nhiều trong quý 1/2013 (giảm 29% so với cùng kỳ), tuy nhiên khả quan hơn trong quý 2 và 3/2013 sau khi Thông tư 02 được lùi thời hạn áp dụng lần thứ 1 và tiếp tục giảm trong quý 4/2013 (-10% so với cùng kỳ 2012). Nhờ tích cực xử lý, tổng nợ xấu nội bảng của hệ thống NHTM năm 2013 đã giảm xuống còn 131.788 tỷ đồng, chiếm 3,79% tổng dư nợ tín dụng, giảm so với

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w