Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng liên quan đến quyền tự do

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 32 - 35)

do hợp đồng trong lĩnh vực thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam

Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ truyền thống luật thành văn, do đó pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói chung và quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng cũng rất đa dạng bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập hoặc ký kết và tập quán, thói quen thương mại.

Một là, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng

thương mại bao gồm: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, Luật Trọng tài thương mại năm 2010, các luật chuyên ngành khác (Luật Hàng Hải, Luật Hàng không dân dụng, Luật Kinh doanh Bảo hiểm…) và các văn bản hướng dẫn liên quan (Nghị định, Thơng tư…). Trong đó, các quy định về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2015 là nguồn luật chung điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, lao động, kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, những quy định đặc thù trong hoạt động thương mại vẫn được ưu tiên áp dụng luật thương mại, trong trường hợp Luật Thương mại khơng quy định thì có thể dẫn chiếu sang các quy định của pháp luật liên quan khác như Bộ luật Dân sự, luật chuyên ngành khác, các văn bản hướng dẫn…cụ thể, tại Điều 4 Luật thương mại 2005 quy định: “1. Hoạt

động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan; 2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó; 3. Hoạt động thương mại khơng được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”.

Hai là, Điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại bao

26

quốc gia. Các cơng ước quốc tế điển hình như Cơng ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (Cơng ước viên 1980), Cơng ước Giơnever về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ… Luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng quy định về nguyên tắc áp dụng công ước quốc tế: “ Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.” (Khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại 2005).

Ba là, các tập quán thương mại và các thói quen thương mại. Một số

nước trên thế giới coi đây là nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Chẳng hạn như, Luật về tập quán thương mại của Cộng hòa Pháp còn quy định tập quán thương mại được áp dụng với mọi giao dịch mua bán thương mại. Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ, ngồi việc đưa ra định nghĩa về thói quen thương mại (Điều 1-205), cịn quy định thói quen thương mại được coi là một phần của thỏa thuận giữa các bên. Tại Vương quốc Anh, tập quán và thói quen thương mại có ý nghĩa trong giải thích điều kiện của hợp đồng, cịn nếu các bên khơng phản đối thì nó cịn là một phần của hợp đồng. Đối với Cộng hòa liên bang Nga tập quán về thói quen thương mại cũng là căn cứ quan trọng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng. Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 đã đưa ra một khái niệm khá bao quát và cụ thể về thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán thương mại. Theo đó, tại Điều 3 khoản 4 Luật Thương mại 2005 quy định:

“Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại”. Theo khái niệm trên, thì tập quán thương mại

là những thói quen trong hoạt động thương mại được thừa nhận. Vậy thói quen trong hoạt động thương mại được hiểu như thế nào? Luật Thương mại 2005 đã khái quát thói quen trong hoạt động thương mại trong một khái niệm như sau: “Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung

rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại” (Điều 3 khoản 3 Luật Thương mại

27

2005). Như vậy, tập quán thương mại hay thói quen trong hoạt động thương mại đều là những quy tắc xử sự mang tính phổ biến, thường xuyên và mặc nhiên được các bên thừa nhận áp dụng trên cơ sở tự do, tự nguyện. Vì thế, tập qn thương mại và thói quen trong hoạt động thương mại đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại và được quy định Điều 12, Điều 13 Luật Thương mại 2005: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật” (Điều 12 Luật

Thương mại 2005) tức là nếu các bên có thỏa thuận khác thì áp dụng thỏa thuận đó (quyền được thỏa thuận), cịn nếu các bên khơng có thỏa thuận khác thì mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại; Trường hợp pháp luật khơng có quy định, các bên khơng có thoả thuận và khơng có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập qn thương mại nhưng khơng được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự (Điều 12 Luật Thương mại 2005) nghĩa là nếu pháp luật có quy

định, các bên có thỏa thuận (các bên được quyền thỏa thuận) và có thói quen đã được thiết lập trong hoạt động thương mại thì áp dụng thì áp dụng quy định đó, cịn nếu khơng có thì áp dụng tập qn thương mại. Như vậy, Luật Thương mại 2005 đã chỉ ra khi nào thì áp dụng “thói quen trong hoạt động thương mại”, khi nào thì áp dụng “tập quán thương mại”, đồng thời đã có những quy định mở nhằm tạo điều kiện cho các bên phát huy tối đa quyền tự do hợp đồng của mình trong hoạt động thương mại và nếu có áp dụng “ thói quen trong hoạt động thương mại” hay “tập quán thương mại” thì các bên đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật nhằm tạo sự công bằng về mặt lợi ích cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng thương mại.

Bốn là, án lệ và các học thuyết pháp lý: Ở các quốc gia theo truyền

thống luật Anh – Mỹ, án lệ được coi là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Ở các quốc gia này thì phán quyết của Tịa án giữa vai trò chủ yếu tạo nên án lệ và luật hợp đồng lại được xây dựng dựa trên các phán quyết của Tòa án. Ngồi ra, đơi khi họ cịn sử dụng cả các học thuyết pháp lý như học thuyết “cam kết”, “lời hứa”, “hứa thực hiện nghĩa vụ đối ứng”… làm nguồn luật để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực

28 thương mại.

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)