Pháp luật một số nƣớc trên thế giới về quyền tự do hợp đồng trong

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 39)

trong lĩnh vực thƣơng mại

Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội, quyền tự do hợp đồng nói chung và quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng của các chủ thể ngày càng được đề cao. Những nguyên lý về quyền tự do của con người được xây dựng trên nền tảng thuyết tự do ý chí và được thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Pháp luật của các nước đều thừa nhận quyền tự do hợp đồng. Cụ thể:

Các nước theo hệ thống pháp luật thông lệ Common Law (Anh, Mỹ, Hà

Lan…): Những quy định về pháp luật hợp đồng của những nước này không phân biệt luật dân sự và luật thương mại, nhưng càng về sau, do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động thương mại, một số nước bắt đầu ban hành các luật lệ về thương mại dưới hình thức đạo luật hay bộ luật. Chẳng hạn như Anh ban hành Luật Bán hàng năm 1983 và được sửa đổi bổ sung gần như hoàn toàn vào năm 1883, quy định về một số nghĩa vụ của người bán hàng trong giao dịch mua bán hàng hóa; Thụy Sĩ ban hành Luật nghĩa vụ năm 1883 và được sửa đổi căn bản vào năm 1911, đây được xem là quyển thứ V của Bộ luật dân sự Thụy Sĩ, quy định về mua bán thương mại; Italia ban hành Bộ luật dân sự năm 1942 trong đó có nhiều quy định về các hợp đồng được giao kết phục vụ cho hoạt động kinh doanh; Điển hình nhất là Hoa Kỳ ban hành Bộ luật Thương mại thống nhất năm 1958, quy định một số vấn đề liên quan đến thương nhân và các giao dịch thương mại nhưng đây cũng chỉ là một trong số rất nhiều luật của Hoa Kỳ liên quan đến các chủ thể kinh doanh. Về cơ bản Luật hợp đồng ở những quốc gia này khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng trong họat động thương mại nên hợp đồng dù được giao kết giữa các công ty thương mại với nhau hay giữa các cá nhân với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng đều được xem như những giao dịch về tài sản, được xác lập trên cơ sở tự do ý chí, quyền tự do hợp đồng (theo những nguyên tắc pháp lý thống nhất với dân luật) và quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại cũng phải tuân theo những nguyên tắc này.

29

Ví dụ: Theo pháp luật Hoa Kỳ, những trường hợp “hợp đồng được giao

kết thể hiện sự vi phạm nguyên tắc thống nhất ý chí như hợp đồng giao kết do sự lừa dối, gian lận, do nhầm lẫn, hiểu nhầm do có sự ép buộc hoặc làm dụng ảnh hưởng, những hợp đồng này có thể bị coi là hợp đồng vô hiệu” [6, tr.10]. Hợp đồng chỉ được coi là có hiệu lực khi hợp đồng đó được thiết lập trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận và không trái với chính sách cơng. Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code - UCC) không phải là Bộ luật do Nghị viện xây dựng và ban hành mà là sản phẩm của các tổ chức tư nhân. Sau khi được Nghị viện thơng qua, bộ luật có hiệu lực pháp lý đối với bang đó và hiện nay tại Mỹ có 50 bang đã thơng qua UCC, duy nhất chỉ có bang Louisiana - theo dịng họ pháp luật Châu Âu lục địa khơng thơng qua tồn văn mà chỉ chấp nhận một phần của Bộ luật không liên quan đến mua bán hàng hóa. Các bang của Hoa Kỳ dựa vào Bộ luật này để ban hành các đạo luật riêng áp dụng cho bang của mình. Vì vậy, mặc dù mỗi bang có đạo luật riêng về hợp đồng nhưng về cơ bản các đạo luật đó đều điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói riêng và các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại nói chung, trong đó có quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại.

Các nước theo hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law): Tiêu biểu cho hệ

thống pháp luật này là các nước Đức, Pháp, Bỉ… một số nước thuộc Châu Mỹ - La tinh, Châu Á (Thái Lan, Nhật Bản…). Khác với hệ thống pháp luật thông lệ, các nước này sớm đã có sự phân biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại. Do đó, bên cạnh pháp luật dân sự, các nước theo hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law) đã nhanh chóng xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về hoạt động thương mại. Đây được xem là luật riêng của các thương nhân nhằm xác lập quy chế pháp lý cho thương nhân và điều chỉnh các hành vi thương mại của họ. Tuy có sự phân biệt, nhưng các nước này cũng chỉ coi hành vi thương mại là một dạng đặc biệt của hành vi dân sự, do vậy các hành vi thương mại trong luật thương mại vẫn phải tuân theo các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự.

Ví dụ như: Bộ luật Thương mại Cộng hòa Pháp năm 1807 được coi là

luật về các hành vi thương mại vì Bộ luật này có sự phân biệt về hành vi dân sự và hành vi thương mại. Trước đó, Tun ngơn nhân quyền và dân quyền

30

của Pháp năm 1789 đã khẳng định: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”. Theo đó, bình đẳng ở đây là bình đẳng về mặt pháp luật chứ khơng

phải về thể chất, kinh tế. Điều này được thừa nhận trong pháp luật hợp đồng của Pháp. Bộ luật dân sự Pháp khơng có quy định cụ thể về tự do hợp đồng nhưng khi xét xử các Thẩm phán ở Pháp đã thừa nhận nguyên tắc này và Hội đồng Bảo hiến cũng coi tự do hợp đồng như là một nguyên tắc mang tính hiến định. Tuy nhiên, sự tự do này không phải là tuyệt đối mà nhà làm luật đưa ra những giới hạn của tự do hợp đồng và các thẩm phán phải đảm bảo rằng những giới hạn này phải có căn cứ và được kiểm sốt, những giới hạn này phải là cần thiết; Hay pháp luật về hợp đồng của Nhật Bản cũng được xây dựng dựa trên nguyên tắc chủ đạo là tự do giao kết hợp đồng, nguyên tắc này thể hiện ở các điểm sau: (i) các chủ thể có quyền giao kết hoặc khơng giao kết hợp đồng; (ii) quyền tự do giao kết hợp đồng với người này hoặc với người khác, tự do xác định nội dung và hình thức của hợp đồng.

Ở một số nước xã hội chủ nghĩa: Quyền tự do hợp đồng nói chung và

tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng được thể hiện rõ nhất từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, khi các nước này thực hiện việc xóa bỏ cơ chế quản lý cũ, chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Nội dung chủ yếu của việc chuyển đổi là xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó các quyền về hợp đồng, quyền tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm phải được bảo vệ. Việc chuyển đổi xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, quyền tự do hợp đồng của các chủ thể phải được bảo đảm, thể hiện đúng bản chất của quan hệ hợp đồng trong kinh doanh là sự thống nhất ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Trước u cầu đó, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng, trong đó ghi nhận và bảo vệ quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Điển hình như: Trung Quốc ban hành Luật Hợp đồng năm 1999; Lào ban hành Luật hợp đồng năm 1990, Luật Hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng năm 2008 vv…

31

đoạn 4 Điều 9 quy định: “Hợp đồng được quy định trong Luật này là hợp đồng dân sự và sẽ trở thành hợp đồng thương mại nếu chủ thể tham gia hợp đồng đó có mục đích kinh doanh”. Điều 10 quy định về điều kiện có hiệu lực

của hợp đồng: “Hợp đồng được giao kết phải đáp ứng một trong các điều

kiện sau đây: Các bên ký kết phải tự nguyện lập hợp đồng; các bên ký kết phải có năng lực pháp luật đầy đủ; tôn trọng và tuân thủ pháp luật các quy định của và truyền thống tốt đẹp của đất nước Lào”. Khi đáp ứng các điều

kiện nêu trên thì chủ thể được quyền tự do trong giao kết hợp đồng. Điều 11 quy định về sự tự nguyện trong giao kết hợp đồng: “Sự tự nguyện của các bên

trong giao kết hợp đồng là sự đồng ý của các bên trong hợp đồng mà khơng có sự gian lận, đe dọa hoặc bạo lực. Gian lận là đưa ra những thông tin không đúng để giao kết hợp đồng. Đe dọa hoặc bạo lực là một trong hai bên giao kết hợp đồng có hành vi gây nguy hiểm cho bên cịn lại, gia đình của bên cịn lại, tài sản của bên cịn lại”. Đây chính là các quy định về khái quát lên

nguyên tắc tự nguyện trong giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng [38, tr.35]; Hay Luật Hợp đồng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định về quyền tự do hợp đồng tại Điều 4 như sau: “Mỗi bên có quyền tự nguyện giao kết hợp đồng theo quy định của pháp

luật, không một đơn vị hoặc một cá nhân nào được can thiệp vào quyền này một cách bất hợp pháp.”

Bên cạnh pháp luật quốc gia, trong lĩnh vực hợp đồng để tạo khuôn khổ pháp lý chung điều chỉnh quan hệ hợp đồng, một số bộ nguyên tắc về hợp đồng ra đời cũng ghi nhận quyền tự do hợp đồng như: Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 (PICC) quy định tại Điều 1.1: “Các bên được tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng”; Bộ

nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu (PECL) Điều 1.02 cũng quy định rằng:

“Các bên được tự do giao kết hợp đồng và xác định nội dung của hợp đồng phụ thuộc vào các u cầu về thiện chí và cơng bằng và các quy tắc bắt buộc được thiết lập bởi các nguyên tắc này”.

Như vậy, dù có phân biệt hay khơng phân biệt giữa quan hệ hợp đồng dân sự và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thì pháp luật về hợp đồng của các quốc gia trên thế giới vẫn có những điểm tương đồng nhất định đó là đều

32

có ghi nhận quyền tự do hợp đồng của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng và quyền tự do hợp đồng được bảo đảm về mặt pháp lý.

Một phần của tài liệu Quyền tự do hợp đồng trong lĩnh vực thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)