Tên cọc TP-A-2
Loại cọc Cọc khoan nhồi
Đường kính cọc, mm 1200
Chiều dài cọc, m 73
Sức chịu tải thiết kế của cọc, T 1529,6
3.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH KHOAN LÊN KHẢ NĂNG GIỮ ỔN ĐỊNH THÀNH VÁCH GIỮ ỔN ĐỊNH THÀNH VÁCH
Để đánh giá khả năng giữ ổn định thành vách hố khoan khi thi công cọc khoan nhồi sử dụng dung dịch, 2 cơ sở để phân tích tính ổn định thành vách bao gồm:
- Cấp phối dung dịch được sử dụng.
- Giá trị áp lực ngang của đất và dung dịch lên thành hố khoan. 3.2.1. So sánh cấp phối sử dụng
Để so sánh việc sử dụng cấp phối dung dịch ảnh hưởng đến thi công cọc khoan nhồi như thế nào, xem xét việc sử dụng cấp phối từng loại dung dịch trong q trình thi cơng cọc khoan nhồi tại dự án “Cơng trình Techtronic Tools Item – Gói thầu thi cơng cọc”. Trong trường hợp này, việc tính tốn đánh giá và phân tích chủ yếu trong giai đoạn thi cơng khoan, đào. Trong q trình khoan cọc, dung dịch được sử dụng để giữ ổn định thành hố đào khi mực nước dung dịch được giữ ngang mặt đất tự nhiên.
Với cấu tạo địa chất gồm nhiều lớp đất có bề dày nhỏ, cùng với lớp cát pha sét 4C dày 9,5 m, lớp cát pha bùn 5 dày 18 m, xen giữa lớp 5 – cát pha bùn là lớp thấu kính L5 dày 2 m với cấu tạo là cát pha sét. Các lớp cát có bề dày lớn và có độ chặt từ vừa tới chặt cũng dễ gây ra tình trạng sạt thành hố khoan.
Dự án lựa chọn các cấp phối trong q trình thi cơng cọc thử để quyết định dung dịch sử dụng trong q trình thi cơng cọc đại trà. Ba cấp phối được sử dụng là :
Dung dịch Polymer (P1)
Dung dịch Bentonite (B1)
Dung dịch Polymer trộn Bentonite (PB)
Sử dụng các loại cấp phối dung dịch cho ra được kết quả tương đối khác nhau trong giai đoạn thi công cọc thử. Việc này tạo cơ sở cho việc lựa chọn dung dịch thi công cọc đại trà nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất trong q trình thi cơng.
Cọc thử sử dụng dung dịch khoan polymer (P1) có tên TP2C-01, đường kính D800, chiều sâu 33,5 m. Dung dịch Polymer ban đầu được lựa chọn với cấp phối P1 (1 kg Polymer + 5 kg Soda)/1 m3 nước trộn đều và được sục bằng máy nén khí đưa ra được kết quả dưới bảng 3-4: