Thí nghiệm mô đun phức động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấp phối đến chất lượng chống hằn lún vệt bánh xe của bê tông nhựa trong điều kiện vật liệu phía nam (Trang 49 - 52)

3.2.4.Thí nghiệm vệt hằn bánh xe. 3.2.4.1.Cơ sở lý thuyết 3.2.4.1.Cơ sở lý thuyết

Thí nghiệm vệt hằn bánh xe cho bê tơng nhựa nóng với cỡ hạt khơng q 25mm theo quyết định số 1617 QĐ/BGTVT [4], có 3 phương pháp thử là A,B,C sau đây

Phương pháp A:

Đối với phương pháp này, mẫu bê tông nhựa được thí nghiệm ở mơi trường nước trong điều kiện 500C. Độ lún vệt bánh xe và điểm bong màng nhựa là kết quả thí nghiệm.

Phương pháp B:

Mẫu bê tơng nhựa đưuọc thí nghiệm trong điều kiện khơng khí ở 600C. Kết quả thu được là độ lún vệt bánh xe ở mơi trường khơng khí.

Phương pháp C:

Cũng giống như phương pháp B, điều kiện thí nghiệm của phương pháp này là khơng khí ở 600C. Kết quả thu được là độ ổn định động.

Trong đề tài nghiên cứu này ta sẽ thử nghiệm với phương pháp A. Thử nghiệm độ sâu vệt hằn trong môi trường nước để đánh giá khả năng chống lại biến dạng không hồi phục, đánh giá khả năng kháng nước, kháng bong tróc nhựa của hỗn hợp bê tơng nhựa. Kết quả của thí nghiệm ta sẽ thu được chiều sâu lún ứng với số lần tác dụng tải. Các chỉ số này để đạt yêu cầu thì phải nằm trong phạm vi cho phép trong bảng sau:

Bảng 3. 7: Quy định về độ sâu vệt hằn bánh xe với phương pháp A [4]

Loại bê tông nhựa Độ sâu vệt hằn bánh xe (mm)

1. Bê tông nhựa chặt sử dụng nhựa thông thường (theo TCVN 8819:2011), sau 15000 lần tác dụng tải

≤12.5 2. Bê tông nhựa polime (theo 22TCN

356:2006), sau 40000 lần tác dụng tải ≤12.5

Kết quả thí nghiệm ta sẽ vẽ được biểu đồ giữa chiều sâu lún và số lần tác dụng tải trọng, từ đó xác định được số lần tải tác dụng tại thời điểm bong màng nhựa và số lần tải tác dụng đến khi phá hoại mẫu.

Hình 3. 16: Biểu đồ xác định điểm bong màng nhựa [4]

Từ biểu đồ trên thì ta thấy q trình thí nghiệm gồm 3 giai đoạn: giai đoạn đầu là đầm nén chặt, giai đoạn 2 là từ biến, giai đoạn thứ 3 là bong màng nhựa. Để xác định được điểm bong màng nhựa ta sẽ kẻ hai đường thẳng đặc trưng cho hai đoạn cong giai đoạn từ biến và bong màng nhựa, giao điểm hai đường cong này là điểm bong màng nhựa, từ điểm bong màng nhựa gióng xuống ta sẽ được số lần tải trọng ứng với điểm bong màng nhựa. Gióng đường thẳng đặc trưng cho đoạn cong giai đoạn bong màng nhựa sẽ xác định được số lần tác dụng tải đến phá hoại của mẫu bê tơng nhựa.

3.2.4.2.Thiết bị thí nghiệm:

Hệ thống thử nghiệm là thiết bị Hamburg wheel tracking, bao gồm bánh xe được đặt tải trọng (700 ) 10 50 w N   ±  

  lên mẫu thử. Vị trí tác dụng tải trọng là tại tâm mẫu bê tông nhựa. Tần số tác dụng tải theo phương pháp A là: (25±2.5) chu kì/1 phút.[4]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấp phối đến chất lượng chống hằn lún vệt bánh xe của bê tông nhựa trong điều kiện vật liệu phía nam (Trang 49 - 52)