Thiết bị trộn hỗn hợp bê tông nhựa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấp phối đến chất lượng chống hằn lún vệt bánh xe của bê tông nhựa trong điều kiện vật liệu phía nam (Trang 55 - 57)

3.2.4.3.Quy trình chế tạo mẫu

Mẫu bê tơng nhựa thí nghiệm có kích thước 300x300x50mm. Sau khi cân và sấy cốt liệu và nhựa đường theo quy trình ta sẽ bỏ tất cả vật liệu vào máy trộn để tạo thành hỗn hợp bê tơng nhựa. Sau đó đem đi đầm nén, quy trình đầm nén mẫu như sau:

- Con lăn trước khi đầm nén phải gia nhiệt ở 800C.

- Dùng cọ quét chất chống dính và đặt lớp giấy dưới khuôn. - Đưa con lăn về giữa và chỉnh lực bằng 0.

- Bê tông nhựa sau khi trộn đổ vào khuôn, chú ý đầm các góc ở khn bằng thủ cơng, tạo bề mặt cho bằng phẳng.

- Đặt lớp giấy chống dính lên trên bề mặt mẫu. - Xác định chiều cao mẫu chưa đầm nén.

Đầm nén được chia ra làm 02 giai đoạn là giai đoạn đầm nén sơ bộ và giai đoạn đầm nén chặt.

Giai đoạn đầm nén sơ bộ là kiểm soát. Con lăn dừng 0.5 giây sau mỗi lần đầm nén, thiết lập các thông số:

- Gia tải sơ bộ: đầm nén sao cho hành trình lu lèn tăng dần hay chiều cao mẫu giảm dần cho đến khi lực lớn nhất đạt đến 0.1 kN trên 1cm chiều rộng mẫu.

- Giữ: đầm 5 lần với chiều cao mẫu bê tông nhựa không đổi.

- Dỡ tải: đầm con lăn trên mẫu với cự ly hành trình giảm 0.5 mm/lần đến khi tải được dỡ hoàn toàn.

Giai đoạn đầm nén chặt là giai đoạn kiểm soát lực đầm nén. Con lăn dừng 1.0 giây sau mỗi lần đầm, thiết lập các thông số sau:

- Đầm phẳng: đầm 15 lần với tải trọng tác dụng lên con lăn 0.02 kN trên 1 cm chiều rộng mẫu.

- Đầm chặt: đầm 15 lần với tải trọng tác dụng lên con lăn tăng dần đến giá trị 0.75 kN trên 1 cm chiều rộng mẫu.

- Dỡ tải: đầm 15 lần với tải trọng tác dụng lên con lăn giảm dần đến khi dỡ tải hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cấp phối đến chất lượng chống hằn lún vệt bánh xe của bê tông nhựa trong điều kiện vật liệu phía nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)