Vẽ và hoàn thiện mạch in

Một phần của tài liệu xây dựng mạch điện điều khiển kho hàng thông minh (Trang 54)

ARES Là một công cụ trong gói Protues được hãng Labcenter phát hành. Chương trình hỗ trợ vẽ sơ đồ nguyên lý, tạo thư viện, vẽ mạch in. Tuy là phần mềm đi kèm nhưng ARES hỗ trợ khá đầy đủ cho phép người dùng thiết kế sơ đồ nguyên lý và mạch in một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không cần đến một gói phần mềm của hãng thứ 2.

Hình 4.12. Giao diện chính của chương trình ARES Professional

Vùng 1 là nơi ta thiết kế Vùng 2 là nơi lấy linh kiện

Vùng 3 là hình ảnh, đối tượng chúng ta chọn.

Trong khuôn khổ của đồ án này chúng em xin giới thiệu các thao tác cơ bản để vẽ một sơ đồ mạch in từ sơ đồ nguyên lý sẵn có và cách xử lý tình huống “chương trình không định dạng kiểu chân linh kiện được hỗ trợ”. Các bước thực hiện như sau:

- Khởi động chương trình ISIS professional từ desktop, chờ cho chương trình khởi động xong, trong giao diện của trình ISIS, hãy chọn Open và chọn đường dẫn đến thư mục chứa chương trình cn vẽ mạch in, ví dụ “DATN- 01DHLT Dien”

Hình 4.12. Giao diện khi chọn đường dẫn để vẽ mạch in

Hình 4.13. Sơ đồ nguyên lý của mạch chuẩn bị vẽ mạch in

Bây giờ chúng ta sẽ nhấp chuột vào biểu tượng của trình vẽ mạch ARES nằm ở góc phải trên màn hình (đuợc hình khoanh đỏ ở trên). Lưu ý nếu sơ đồ do chúng ta tự tạo khi chuyển qua ARES trình sẽ yêu cầu bạn save sơ đồ lại.

Sau khi chuyển qua giao diện của trình ARES nếu thấy xuất hiện khung hộp thoại thông báo với tiêu đề là “Pakage selector” nguyên nhân là do trình không tìm đuợc định dạng chân linh kiện mà ISIS cung cấp nên buộc chúng ta phải tự tìm chân linh kiện theo kiểu Maual. Các bước tiến hành như sau, kích vào biểu tượng ARES trên thanh công cụ. Một hộp thoại chương trình hiện ra cho phép bạn thao tác như sau:

+ Linh kiện 1 : Sounder (loa) : chúng ta sẽ gõ vào “conn-sil2” (đế cắm 2 chân), sau đó nhấn Enter.

+ Linh kiện 2,3 : Resistor (trở) : gõ vào “res40” (chọn kiểu chân điện trở 0,6 W) Enter.

Việc chọn linh kiện khi vẽ sơ đồ nguyên lý cũng là một điều đáng chú ý, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành mạch in nhanh hay chậm, khi chọn linh kiện nên chú ý nhìn xem nó có đuợc hỗ trợ dạng chân cắm chưa, nếu chưa nên tìm linh kiện tương đương nhưng có hỗ trợ định dạng.

Sau khi chọn xong dạng chân cho 3 linh kiện trên thì khung “Pakage selector” biến mất, lúc này các linh kiện đuợc xếp vào ô “component”.

Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành vẽ đường bao của panel bằng cách chọn vào công cụ “2D graphic box” trên thanh công cụ tool, tiếp đến chọn “board edge” (có màu vàng).

Hình 4.13. Cách vẽ đường bao của mạch in

Sau đó rê chuột ra giữa màn hình, kích giữ trái chuột và vẽ thành một khung (nếu muốn thay đổi size của khung, kích phải chuột vào vành khung, sau đó kéo chuột tùy chỉnh size cho phù hợp).

Hiện tại do trong danh mục của ARES không có định dạng chân cắm cho Button nên chúng ta sẽ phải tự tạo ra nó bằng cách : chọn vào “2D graphic box” chọn “topsilk” rồi vẽ một khung đúng bằng kích thước của button (căn cứ vào độ dài từ điểm tới điểm trên ma trận thì vừa nhanh vừa chuẩn), sau đó chọn “round through hole…” trên toolbar chọn kích cỡ lỗ khoan trong ô “Circus through” là

4 chân. Kích chuột phải vào từng chân và đánh số thứ tự chân và trong ô number. Nếu muốn đẹp hơn ta có thể vẽ thêm cái vòng tròn ở giữa button bằng mực “top silk” tượng trưng cho cái phím tròn, hoặc muốn bảo đảm tiếp xúc của button bạn có thể chọn vào “Track mode” trên toolbar & chọn “Bottom copper” sau đó nối hai đôi cặp chân lại. Các bạn save linh kiện vừa tạo bằng cách kích phải chuột vào linh kiện lại và chọn vào biểu tượng hình “con IC có dấu +” (make pakage).

Hình 4.14. Cách vẽ chân linh kiện

Tiếp theo chúng ta sẽ đặt tên cho nó là “button” , chọn library sẽ lưu trữ vào, dạng chân cắm xuyên lỗ (through) hay bề mặt (surface) cuối cùng chỉ việc save vào là xong (sau này chúng ta có thể sử dụng pakage của button vừa tạo). Chúng ta cũng có thể xóa bỏ khung hình vừa tạo, vì phần linh kiện đã được lưu trong thư viện.

Lưu ý với mạch in khi thiết kế có sử dụng LED và chân nguồn, chúng ta cũng nên khai báo chân để thuận tiện cho việc thiết kế mạch. Chúng ta sẽ quay về ISIS và đặt tên cho 2 con led, và 2 cái button + bỏ dấu check trong ô “exclude PCB

layout” bằng cách kích phải chuột vào linh kiện và chọn “edit properties”. Tiếp theo đặt tên luôn cho nguồn dương là “VDD” và nguồn âm (đất) là “VSS”, nếu không thì 2 chân nguồn được “ẩn” của IC trình sẽ bỏ trống vì chẳng biết nối vào đâu.

Click chọn vào linh kiện trong ô component và click ra bên ngoài, lúc này linh kiện sẽ theo con trỏ đi đến vị trí các bạn cần đặt, nếu vừa ý chúng ta click chuột thêm lần nữa là xong, nếu không thích chúng ta có thể kích phải hai lần vào linh kiện, lập tức nó sẽ tự nhảy trở lại vào ô component. Còn muốn xoay linh kiện chúng ta click phải một lần lên linh kiện, chọn các kiểu xoay. Để tối ưu hơn trong việc đi mạch, chúng ta nên vừa đặt linh kiện vừa nhìn theo sơ đồ nguyên lý.

Tiếp theo, để đi mạch tự động chọn vào “auto route”, kế đến chọn vào “edit strategies” để thay đổi nội dung đi mạch, cụ thể ARES có chia ra hai phân vùng là “power” (đuờng nguồn) và “signal” (đuờng tín hiệu), ta lần lượt hiệu chỉnh các thông số, đầu tiên là lớp mạch, bài này ta chỉ cần sử dụng một lớp “Bottom”, ở mục “corner” (góc bo) bạn nên check luôn cả hai cái “Optimize” và “Diagonal” để mạch tự động đi góc rất đẹp. Click OK.

Quá trình hoàn tất, chúng ta có thể thao tác lựa chọn chỉnh lại bằng tay cho vừa ý, hoặc để yên. Tiếp đến là đổ đồng cho mạch và in ra giấy.

Hình 4.14. Mạch in khi hoàn tất

Chúng ta cũng có thể lựa chọn công cụ xem trước “3D visualization” để xem sản phẩm khi hoàn thành.

Hình 4.14. Mô hình thực tế 3D visualization

Một phần của tài liệu xây dựng mạch điện điều khiển kho hàng thông minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w