Triệu chứng của người bệnh

Một phần của tài liệu 696-QD-QLD-2021 (Trang 46 - 48)

C. Táo bón (Constipation) 1 Đại cương

2.2. Triệu chứng của người bệnh

Ngoài những triệu chứng đã nêu ở phần đại cương, táo bón cịn có những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, có cảm giác buốt mót, đau khi đại tiện, đau vùng thắt lưng dưới, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, giảm cân không rõ lý do, đi ngồi ra máu. Vì vậy, cần khai thác các thơng tin về tình trạng đau khi đi đại tiện, thời điểm xuất hiện triệu chứng cũng như các dấu hiệu khác trên đường tiêu hóa.

Nếu khơng được điều trị, táo bón có thể dẫn đến tình trạng phân chèn ép trực tràng gây tắc ruột, đại tiện và tiểu tiện không tự chủ, nhiễm trùng đường tiết niệu, nứt hậu mơn. Táo bón kéo dài có thể trầm trọng đến mức gây ra bệnh trĩ, xuất huyết trực tràng, rối loạn nhịp tim và trào ngược dạ dày-thực quản. Với trẻ em, táo bón có thể làm trẻ biếng ăn và quấy khóc nhiều hơn.

Bảng 3.4. Một số bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây táo bón Nguyên nhân Các triệu chứng

Bệnh lý trên đường tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích • Đau, chướng bụng • Mót đại tiện khẩn cấp • Đi ngồi kèm dịch nhầy.

• Táo bón hoặc tiêu chảy, hoặc xen kẽ cả hai Trĩ, nứt hậu mơn • Đi ngồi ra máu

• Sưng cục trên hậu mơn • Đau hậu mơn/ trực tràng Ung thư ruột/Khối u gây tắc

nghẽn đường tiêu hóa

• Xuất hiện máu và / hoặc chất nhầy trong phân • Biến đổi bất thường trong tình trạng đại tiện (ví dụ như táo bón hoặc tiêu chảy)

• Mệt mỏi, suy nhược, xanh xao Viêm túi thừa (túi hình thành do

ruột kết) nơn và nơn • Đầy hơi • Chướng bụng

Tắc ruột già • Chướng bụng

• Buồn nơn và nơn • Đau bụng quặn thắt

• Khó đi đại tiện hoặc trung tiện

2.3. Lối sống

Nhiều yếu tố trong chế độ vận động và sinh hoạt dẫn đến táo bón, ví dụ như: - Chế độ ăn uống:

+ Khơng nạp đủ lượng chất lỏng và chất xơ cần thiết. + Sử dụng nhiều trà, cà phê và/hoặc uống nhiều rượu + Ăn nhiều chất béo

+ Thiếu vitamin B1.

- Nghề nghiệp và thói quen: Ít hoạt động thể chất (ngồi nhiều, ít vận động), thường xuyên nhịn đại tiện.

- Các vấn đề tâm lý (trầm cảm, lo âu) là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng thay đổi thói quen đại tiện, làm giảm phản xạ mót rặng, góp phần dẫn đến táo bón.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc mơi trường sống góp phần dẫn tới táo bón. - Đối với phụ nữ mang thai, táo bón thường xuất hiện trong thai kỳ và thường tự hết trong thời gian ngắn sau khi sinh. Thuốc điều trị táo bón có thể gây hại cho thai nhi, vì vậy cần thận trọng khi tư vấn lựa chọn, sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.

- Người cao tuổi cũng thường xuyên bị táo bón do mất cân bằng chế độ ăn uống, đặc biệt là uống ít nước, ít tập thể dục và sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc.

2.4. Tiền sử

Tiền sử bệnh lý

Tiền sử bệnh lý khơng liên quan đường tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây táo bón, bao gồm:

- Bệnh lý toàn thân gây mất nước trong cơ thể, làm phân khơ và dẫn đến táo bón: tình trạng nhiễm khuẩn, sốt kéo dài, mất máu do phẫu thuật…

- Bệnh khơng dung nạp gluten.

- Bệnh lý tồn thân: đái tháo đường, suy giáp, đa xơ cứng, Parkinson, hội chứng ruột kích thích, cường cận giáp, suy giáp.

hậu mơn.

- Tổn thương ở ngồi ống tiêu hóa: khối u tử cung, u buồng trứng, u tiền liệt tuyến, u phần tiểu khung,…

- Rối loạn điện giải: tăng canxi máu, hạ kali máu.

- Rối loạn thần kinh: tổn thương tủy sống, chấn thương đầu, đột quỵ, bệnh Hirschsprung, bệnh Parkinson

- Các bệnh mô liên kết: xơ cứng bì, lupus. - Tổn thương cơ sàn chậu sau khi chuyển dạ.

Tiền sử dùng thuốc

Các loại thuốc có thể gây táo bón bao gồm: - Thuốc chẹn kênh calcium (ví dụ: verapamil)

- Thuốc chứa thành phần kim loại: Calcium, sắt, thuốc kháng acid có chứa nhơm hoặc canxi

- Thuốc giảm đau opioid

- Một số thuốc chống co giật (carbamazepine, phenytoin, pregabalin)

- Thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng, một số chất ức chế monoamine oxidase).

- Thuốc kháng histamin H1.

- Một số loại thuốc kháng cholinergic được sử dụng trong bệnh Parkinson (benztropin, orphenadrin, benzhexol), tiểu tiện khơng kiểm sốt, bệnh ruột kích thích và bệnh viêm túi thừa

- Các thuốc chống loạn thần (clozapin, olanzapin, risperidon, quetiapin) - Clonidin

- Thuốc lợi tiểu

- Thuốc cường dopaminergic được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson - Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3:setron

- Một số alkaloid

Một phần của tài liệu 696-QD-QLD-2021 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w