CHƯƠNG II : HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH CỦA TRUNG QUỐC
2.3. Những hệ thống giao thông thông min hở Trung Quốc
2.3.1.3. Hệ thống đường cao tốc
Mạng lưới đường cao tốc Trung Quốc có tổng chiều dài 160.000km, dài hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Hình 2.3.1.3a. Nút Giao đường cao tốc Bao Đầu-Mậu Danh và đường cao tốc Vĩnh Thuận-Cát Thủ ở Tương Tây và Châu tự trị Miêu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc + Lý do Trung Quốc có nhiều đường cao tốc lớn :
Thông thường, đường cao tốc trông giống như một con đường hai chiều rộng rãi thẳng tắp với nhiều ôtô chạy qua. Nhưng ở Trung Quốc, đường cao tốc không bao giờ trơng bình thường.
Đất nước này có cầu dây văng cao nhất thế giới là cầu Bắc Bàn Giang (Beipanjiang), với độ cao 564 mét so với sông Bắc Bàn, ở ranh giới gữa 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Cây cầu dài 1.341m là một phần của tuyến đường cao tốc Hàng Châu-Thụy Lệ (G56) kết nối Khúc Tĩnh và Lục Bàn Thủy. Thời gian đi lại giữa 2 thành phố này sẽ được rút ngắn bởi việc xây dựng con đường này từ năm đến dưới hai giờ.
Trung Quốc cũng có đường cao tốc sa mạc dài nhất thế giới, kéo dài từ thủ đô Bắc Kinh đến vùng xa xơi phía tây Tân Cương. Đất nước này cũng là nơi có cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, cầu Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao.
Hình 2.3.1.3b. Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cầu Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao
Vì sao Trung Quốc có nhiều đường cao tốc kỳ vĩ như vậy. Theo CGTN, lý do đầu tiên là sự phức tạp về địa lý. Quốc gia lớn thứ ba thế giới sở hữu vùng lãnh thổ rộng 9,6 triệu km2, với các điều kiện địa lý khác nhau, có nghĩa là đường cao tốc có thể ở
Ở tỉnh Quý Châu, miền nam Trung Quốc, nơi có cầu Bắc Bàn Giang, hơn 90% đất đai tại đây là đồi núi và độ cao trung bình là hơn 1.000m. Hơn 20.000 cây cầu kết nối giao thơng trên núi và hầu như khơng có bất kỳ vùng đồng bằng nào trong khu vực. Để xây dựng đường ở đó, phải xây cầu và đường hầm. Bên cạnh những ngọn núi, sa mạc, sơng ngịi, rừng rậm và bờ biển đều làm cho các tuyến đường cao tốc của Trung Quốc trở nên rất đa dạng.
Yếu tố quyết định thứ hai để Trung Quốc xây dựng những con đường này là sức mạnh kinh tế và công nghệ. Trung Quốc đã và đang xây dựng đường cao tốc với tốc độ đáng kinh ngạc. Kể từ năm 1988, khi tuyến đường cao tốc đầu tiên của đất nước - đường cao tốc Thượng Hải-Gia Định được hoàn thành, Trung Quốc đã xây dựng hơn 160.000km đường cao tốc, nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
"Muốn làm giàu, trước tiên phải xây đường"
Trung Quốc đã mất khoảng 40 năm để xây dựng mạng lưới đường cao tốc dài hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới để kết nối hàng trăm triệu người.
Ở Trung Quốc có câu: "Muốn làm giàu, trước tiên phải xây đường". So với đường thông thường, đường cao tốc hiệu quả hơn nhiều.
Năm 1988, đường cao tốc đầu tiên của đất nước là Thượng Hải-Gia Định được hoàn thành và mở cửa cho công chúng. Những con đường trơn tru đã cắt giảm một nửa thời gian di chuyển giữa hai nơi.
Các khu vực đường cao tốc đông đúc nhất nằm gần những nơi giàu có nhất của Trung Quốc. Ba khu vực đô thị lớn nhất là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, có nhiều đường cao tốc hơn so với phần còn lại của đất nước.
Hiện tại, mạng lưới đường cao tốc của Trung Quốc kết nối gần 98,6% các thành phố và khu vực có dân số đơ thị vượt quá 200.000 người, theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc.
Và nỗ lực khơng dừng lại ở đó khi các quan chức tuyên bố sẽ phủ sóng tất cả các thành phố và quận huyện có dân số trên 100.000 người vào năm 2035.
Không chỉ là về phạm vi phủ sóng, các quan chức Trung Quốc đang hướng tới mạng lưới đường "thông minh", hoặc cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Nó sẽ sử dụng hệ thống dữ liệu lớn - định vị vệ tinh Bắc Đẩu - qua đó việc lái xe tự động có thể khơng cịn xa.