3.1 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ AN TỒN ĐIỆN CƠNG NGHIỆP
Các doanh nghiệp, công nhân, nhân viên cần tuân thủ những quy tắc sau.
3.1.2 An toàn điện đối với các kỹ thuật viên điện công nghiệp
Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa.
Khi đóng/cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/quy trình làm việc” và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn.
Khi bảo dưỡng, sửa chữa điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cơ lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu giao nguồn trong suốt q trình làm việc.
Các kỹ thuật viên phải có quy trình làm việc và tuyệt đối tuân theo giấy phép làm việc. Sau khi kết thúc công việc, kỹ thuật viên phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động. Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay
36V.
Phải sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao.
Khi ngắt 1 cầu chì, cầu dao, cơng tắc, mối nối điện, tại vị trí cơ lập phải treo biển thơng báo hoặc khóa cách ly.
Khi đi vào vùng nguy hiểm về điện, kỹ thuật viên phải mang quần áo khô, đi giày cách điện và đội mũ.
Tháo đồ kim loại trên người, đeo găng, mang ủng cách điện, dụng cụ cách điện phù hợp khi làm việc với thiết bị đang mang điện.
Khơng được dùng các loại thang có khả năng dẫn điện, đặc biệt làm thang kim loại khi làm việc trên hoặc gần các thiết bị điện.
3.2 CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TAI NẠN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc trong q trình lắp đặt và sử dụng điện cơng nghiệp, bản thân người lao động và doanh nghiệp cần áp dụng một số biện pháp như sau: