Sự phân bố lực của ba kiểu thiết kế hàm nong nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu lâm sàng, xquang, đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis (Trang 44 - 47)

Dựa trên các kết quả nghiên cứu của Lee, Moon và cs [62] đã phát triển khí cụ nong xương hàm trên (maxillary skeletal expander - MSE) với 4 minivis kết dính với ốc nong nhanh ở hai bên đường giữa, song song với đường giữa khớp khẩu cái. Vị trí đặt minivis trong thiết kế MSE ở phía sau hơn, ngang mức với răng HL1. Vị trí này được cho là gần với khu vực tạo ra sức cản lớn nhất trong quá trình nong hàm đó là trụ gị má - XHT và khớp chân bướm khẩu cái. Như vậy lực sẽ được phân bố nhiều lên các khu vực này

tạo ra sự mở rộng song song ở phía trước và phía sau. Các minivis được xuyên qua hai bản xương vỏ, tạo ra sự neo chặn ổn định [62], [63] có thể mở rộng xương hàm trên ở các bệnh nhân trưởng thành có sự đan xen chặt chẽ giữa hai bờ khớp khẩu cái XHT [64], có thể tạo ra sự mở rộng hơn và song song hơn [62].

Hình 1.17. Neo chặn hai bản xương vỏ có thể tạo ra sự mở rộng khớp lớn hơn và song song hơn [62]

Ốc nong được kết nối với răng thông qua hai răng Hl1 ở hai bên. Sự kết nối với răng để đảm bảo sự ổn định của minivis hơn là để neo chặn. Khớp

khẩu cái ở các bệnh nhân trưởng thành với sự đan xen chặt chẽ giữa hai nửa sẽ trải qua quá trình dịch chuyển, xoắn vặn theo 3 chiều khơng gian để cuối cùng có thể bị tách hẳn thành hai nửa. Trong q trình đó, 4 minivis sẽ phải chịu sức căng quá mức và có thể bị nghiêng. Việc kết nối ốc nong với các răng hàm lớn để đảm bảo làm giảm sức căng quá mức lên 4 minivis, tránh hiện tượng gãy, lỏng minivis [65], [64].

1.4.2. Đánh giá kết quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên

1.4.2.1. Đánh giá hiệu quả điều trị nong nhanh hàm trên dựa trên phim

Xquang

Phim chụp Xquang 2D thông thường (như phim sọ mặt thẳng, nghiêng, phim cắn) là loại phim thông dụng nhất trong việc đánh giá sự phát triển của

XHT. Các phim này khá dễ chụp và lấy được gần như toàn bộ cấu trúc của vịm miệng và các răng hàm trên. Như trong hình 1.18 (A, B) sau 5 tháng điều trị RPE đã giúp mở rộng XHT ở vòm miệng, được hiển thị qua sự tăng nhanh

độ rộng của khớp khẩu cái và sự xuất hiện của khe hở lớn giữa hai răng cửa.

Trong bốn tháng tiếp theo (Hình 1.18 C-F), khớp khẩu cái bắt đầu vơi hóa và khe hở đóng lại nhờ đặt khí cụ nong hàm để duy trì sự thay đổi nói trên. Phim mặt nhai được chụp lại sau 14 tháng duy trì (Hình 1.18 G) cho thấy sự vơi hóa của khớp khẩu cái được tiếp tục, khe hở giữa hai răng cửa gần như khép lại

hoàn toàn và chiều rộng của XHT tăng lên so với phim chụp đầu tiên.

Phim cắn thông thường không thể được sử dụng để phục vụ chẩn đoán cấu trúc bên trong của khớp giữa vòm miệng. Hơn thế nữa, giống như các phim 2D khác, sự chồng phim giữa các cấu trúc, sự thay đổi cấu trúc hình học và một số chi tiết bị phóng đại đều ảnh hưởng đến chất lượng phim. Việc sử dụng phim CBCT giúp khắc phục các vấn đề nói trên và cung cấp các hình

ảnh chi tiết hơn rất nhiều về sự thay đổi của răng và chỉnh hình răng mặt sau

khi nong hàm. Các lớp cắt theo mặt phẳng ngang từ các phim CBCT giúp việc đo đạc độ rộng khớp giữa hàm trên chính xác hơn rất nhiều so với việc sử dụng phim mặt nhai thông thường. Hơn thế nữa, các lát cắt theo mặt phẳng

đứng ngang cho phép đánh giá sự dịch chuyển của răng, sự xoay của phức

hợp XHT và góp thêm một góc nhìn khác điều mà khơng phải loại phim 2D

thơng thường nào có thể làm được (Hình 1.19).

Sử dụng phim CBCT, có thể thu thập được một bức tranh hoàn chỉnh

hơn về hiệu quả sau điều trị nong XHT. Cụ thể là, việc tiếp cận và đánh giá 3

thành phần khác biệt tạo nên sự tăng kích thước chiều ngang của hàm trên: sự mở rộng xương, sự uốn cong của xương ổ răng và sự dịch chuyển của răng.

Trong một nghiên cứu Ney (2020) [41], với 39 bệnh nhân (độ tuổi trung bình là 18,2 ± 4,2 tuổi) sử dụng khí cụ MSE để nong XHT (Hình 1.18) và các

thông số đánh giá trên phim CBCT. Kết quả cho thấy các phép đo khoảng

cách cho kết quả sự mở rộng xương chiếm tới 60,16% và 56,83% (bên phải và bên trái) tổng độ mở rộng, 16,15% và 16,55% (phải và trái) là do sự uốn cong của xương ổ răng, sự nghiêng của răng đóng góp vào 23,69% và 26,62% (phải và trái). Tuy nhiên các tính tốn về số đo góc lại thể hiện 96,58% và

95,44% (phải và trái) sự mở rộng có được là do sự mở rộng của xương, 0,34% và 0,33% (phải và trái) là do xương ổ răng. Sự nghiêng của răng chiếm 3,08% và 4,23% (phải và trái) tổng mức mở rộng. Nghiên cứu còn cho thấy tâm xoay của sự mở rộng là ở gần khớp gị má - trán.

Nhìn chung các nghiên cứu dựa trên phim CBCT đều đưa tới sự nhất trí chung rằng MARPE tạo ra nhiều sự dịch chuyển răng hơn thay vì mở xương

hoặc uốn cong xương ổ răng, ngay cả ở các bệnh nhân nhỏ tuổi [45], [64], [66].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu lâm sàng, xquang, đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)