V. CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY
4. Chiến lược sản phẩm
Trong ngắn hạn:
Vinamit sẽ chọn ra hai đại diện thương mại chính (có thể là hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn tại nước đó). Các đại diện này thường xuyên báo cáo hàng tháng tình hình doanh số, mức độ tiêu thụ cũng như có kế hoạch hàng hóa cụ thể hàng tháng và đưa ra đề xuất để doanh nghiệp kịp thời cải thiện tình hình. Đồng thời, thơng qua các đại diện thương mại này, sản phẩm Vinamit có thể tạo uy tín với người tiêu dùng và đặc biệt với các doanh nghiệp bán lẻ trong giai đoạn đầu với chi phí thấp nhất có thể.
Trong dài hạn:
Một vấn đề nan giải tồn tại trong chiến lược ngắn hạn là chi phi cho kênh phân phối dài quá, lớn làm gia tăng giá sản phẩm lên 2-3 lần. Để có thể hồn thành tốt hai nhiệm vụ trên thì Cơng ty buộc thực hiện song song hai nhiệm vụ:
-Thâm nhập nhanh vào cửa hàng bán lẻ: Ở các thị trường có mật độ dân cư
đông đúc, các cửa hàng bán lẻ thường sẽ là điểm mua sắm ưa thích, vì khơng phải lái xe đến các vùng ngoại ơ xa xơi, nơi có các siêu thị lớn.
-Mặt khác, hệ thống phân phối của một số nước còn tồn tại song song hệ thống nhập khẩu: bất cứ cơng ty nào cũng có thể nhập khẩu bất kì một sản phẩm nào từ
nước ngoài song song với các tổng đại lý nhập khẩu. Đây chính là cánh cổng cho cơng ty phân phối hàng trực tiếp cho các cơng ty này thay vì phải thơng qua các tổng đại lý phân phối và tất nhiên là chi phí lớn do kênh phân phối dài sẽ được giảm đi đáng kể. Để có thể cung cấp hàng trực tiếp vào các cơng ty địi hỏi Vinamit
phải có một q trình xây dựng uy tín với các cơng ty này. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng các cam kết hợp đồng đảm bảo chất lượng hàng hóa và doanh nghiệp sẽ chịu hồn toàn trách nhiệm từ vận chuyển đến tiêu dùng. Tất nhiên một điều khoản quan trọng nhất làviệc đảm bảo thu hồi những sản phẩm không tiêu thụ được.