19.1. Chỉ dẫn chung
19.1.1. Trong đồ án thiết kế phải dự kiến bố trí trên âu tàu các thiết bị kiểm tra, đo đạc để quan
trắc một cách có hệ thống trạng thái và các điều kiện làm việc của các cơng trình.
19.1.2. Việc quan trắc trạng thái và sự làm việc của âu phải được phân ra làm 2 loại: quan trắc
kiểm tra và quan trắc đặc biệt.
Quan trắc kiểm tra là quan trắc một cách có hệ thống để đánh giá trạng thái và sự làm việc của âu, phát hiện kịp thời những chỗ hư hỏng, ấn định việc tu sửa, ngăn ngừa sự cố và cải tiến điều kiện khai thác.
Quan trắc đặc biệt nhằm kiểm tra độ chính xác của các giả thuyết thiết kế, nghiên cứu từng vấn đề riêng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với âu đang xem xét và nhằm giải quyết những vấn đề khoa học riêng biệt.
19.1.3. Việc bố trí các thiết bị kiểm tra, đo đạc phải được tiến hành theo các tiêu chuẩn TCVN
8215:2009 và quy chuẩn hiện hành về kiểm tra, quan trắc cơng trình.
19.2. Quan trắc kiểm tra
19.2.1. Quan trắc kiểm tra phải được tiến hành ở tất cả các âu, phù hợp với tiêu chuẩn, quy
chuẩn, quy trình hiện hành về quản lý kỹ thuật các cơng trình giao thông thủy và với các chỉ dẫn riêng.
19.2.2. Quan trắc kiểm tra bao gồm các vấn đề sau đây:
a) áp lực ngược dưới nền cơng trình; b) biến động của các khe nhiệt - lún; c) độ lún của cơng trình;
d) chuyển dịch ngang của tường buồng âu
e) mực nước trong khối đất đắp sau tường buồng âu; g) mực nước trong buồng âu và ở thượng, hạ lưu
h) các đặc trưng thủy lực khi âu làm việc ở các chế độ bình thường; k) lưu lượng nước thấm trong các hệ thống tiêu nước;
l) quan sát có hệ thống các cơng trình và hệ thống tiêu nước;
m) sự xói lở và bồi lắng bùn cát trong các đoạn kênh dẫn gần âu, v.v...
19.2.3. Để xác định trị số và đặc tính phân bố của áp lực ngược ở đáy âu cần sử dụng các ống
đo áp lực đặt sẵn trong cơng trình.
19.2.4. Để xác định trị số áp lực nước ngầm nên bố trí các ống hạ xuống sau khi đắp đất xong
19.2.5. Các ống đo áp nên lựa chọn đặt thẳng đứng. Trường hợp các ống đo áp đặt ngiêng thì
góc nghiêng so với đường thẳng đứng khơng được lớn hơn 35°. Khi cần phải bố trí ống đo áp hình gẫy khúc thì cần tránh làm các đoạn nằm ngang. Độ nghiêng của các đoạn đó khơng được nhỏ hơn 5%.
19.2.6. Để xác định cao trình mực đo áp trong các ống có áp lực nên dùng áp kế.
19.2.7. Ở các ống đo khơng có áp thì nên đo cao trình mực nước bằng các khí cụ tiếp xúc (ống
tõm, cịi đo sâu, khí cụ tiếp xúc bằng điện, vv...).
19.2.8. Để đo độ mở cửa của các khe nhiệt - lúc cần sử dụng dụng cụ đo khe hở, đặt ngang khe
nhiệt - lún ở đỉnh tường và ở đỉnh bản đáy.
Ở các cơng trình trên nền đất cũng như trên nền đá các dụng cụ đo khe hở cần đặt ở tất cả các khe nhiệt - lún ở cả hai phía của buồng âu.
19.2.9. Độ lún của đầu âu và của các đoạn buồng âu cần được xác định bằng cách định kỳ đo
cao trình các mốc kiểm tra, đặt trên đỉnh tường về mặt đáy.
Khi thiết kế phải nghiên cứu đặt các mốc kiểm tra chuyển tiếp (tạm thời) để xác định tất cả các độ lún từ khi bắt đầu xây dựng cơng trình đến khi hồn thành.
19.2.10. Trong khu vực âu cần phải bố trí một mạng lưới mốc mặt bằng và mốc cao độ tin cậy.19.2.11. Việc xác định chuyển vị ngang của các kết cấu âu phải được thực hiện bằng các phương 19.2.11. Việc xác định chuyển vị ngang của các kết cấu âu phải được thực hiện bằng các phương
pháp trắc đạc. Để quan trắc độ chuyển vị ngang, khi thiết kế phải dự kiến bố trí các thiết bị cố định tương ứng.
19.2.12. Để quan trắc mực nước ở thượng, hạ lưu và ở buồng âu cần sử dụng các thủy chí.
Thước đo nước cần đặt ở thượng lưu, ở mỗi buồng âu và ở hạ lưu.
Vị trí gắn thước đo nước phải thỏa mãn các điều kiện sao cho việc sử dụng được thuận tiện (dễ thấy rõ ràng mực nước tĩnh) và phải được bảo vệ khỏi sự va đập của tàu bè qua lại.
19.2.13. Để đo lưu lượng nước thấm trong đường tiêu nước phải bố trí các dụng cụ tương ứng.19.3. Quan trắc đặc biệt 19.3. Quan trắc đặc biệt
19.3.1. Quan trắc đặc biệt cần được quy định nhưng phải tính tới các vấn đề sau:
a) tùy theo mức độ phức tạp và quan trọng của cơng trình, trên cơ sở cấp cơng trình để xác định thiết kế các quan trắc đặc biệt;
b) khi sử dụng trong thiết kế các giải pháp kết cấu mới, cần phải kiểm tra; c) khi sử dụng âu để tháo một phần lưu lượng lũ;
d) khi phải giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
Việc nghiên cứu các vấn đề sau đây có thể cần đến sự quan trắc đặc biệt: a) chế độ nhiệt;
b) trạng thái ứng suất của bê tông và cốt thép; c) biến dạng (và ứng suất) của nền;
d) áp lực nước ở trong các kẽ hông và các khe nối của bê tông; e) mạch dộng của áp lực thủy động lên trần của hành lang dẫn nước; g) lực kéo của máy nâng, thiết bị đẩy thủy lực, v.v...
h) điều kiện đậu của tàu trong buồng âu và trong các đoạn kênh dẫn (độ chênh dọc của tàu, lực trong dây cáp, v.v..).
19.3.2. Các thiết bị để quan trắc đặc biệt phải được bố trí theo thiết kế, trong thiết kế phải dự kiến
các loại thành phần quan trắc, các kiểu và kết cấu của thiết bị và máy móc đo đạc, thời hạn và độ kéo dài của việc quan trắc. Nên đưa các cơ quan nghiên cứu khoa học tham gia vào việc thiết kế bố trí các thiết bị kiểm tra - đo đạc để quan trắc đặc biệt các âu tàu.