Đối với hoạt động điều tiết tỷ giá của NHNN, quan sát tỷ giá từ tháng 2/1999 chúng ta thấy tỷ giá chính thức luôn có mức thay đổi nhỏ và biến động theo hướng tăng trung bình mỗi ngày từ 3-5 VND/USD. Ưu điểm của cách làm này là giá VND được điều chỉnh theo sự biến động của sức mua hàng hoá, tạo tâm lý ổn định cho người sở hữu ngoại tệ, nhưng mặt trái của vấn đề này là nảy sinh hiện tượng găm giữ ngoại tệ của chủ tài khoản. Để hạn chế nhược điểm này NHNN nên thay đổi cách điều tiết tỷ giá theo hướng tăng, giảm với nhiều mức độ khác nhau sao cho tổng mức giá VND tương xứng tốc độ lạm phát trong kỳ. Được như vậy, hiện tượng găm giữ ngoại tệ của các doan nghiệp sẽ giảm dần, các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá có cơ hộiphát huy hiệu quả, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mới được năng động hoá.Công bố tỷ giá thị trường với biên độ linh hoạt hơn và phải bám sát thị trưòng để điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng bằng lòng với cung cầu ngoại tệ giả tạo. Trong điều kiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phản ánh chính xác cung cầu ngoại tệ như hiện nay thì tỷ
giá công bố trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng vẫn chưa đảm bảo đúng khách quan. Điều chỉnh lại tỷ lệ phần trăm dựa vào mức trần tỷ giá giao ngay trong giao dịch kỳ hạn, hoán đôi rcủa các NHTM, tiến tới bãi bỏ tỷ lệ này thay vào việc áp dụng lãi suất thị trường để xác định tỷ giá kỳ hạn, đảm bảo tính khách quan của tỷ giá, nhằm thu hút đông đảo khách hàng tham gia vào thị trường kỳ hạn. Trong thời gian qua, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi với giữa khách hàng với NHTMlà rất hạn chế trên hầu hết các địa bàn tỉnh, thành phố nguyên nhân chính là do tỷ giá kỳ hạn cao, bất hợp lý nên loại hình giao dịch này không có sức hấp dẫn đối với khách hàng. Nhìn chung cách tính tỷ giá kỳ hạn như của Việt Nam hiện nay là thiếu cơ sở khoa học, cho dù điều chỉnh theo cách nào? Tăng lên hay hạ xuống tỷ lệ phần trăm để cộng vào mức trần tỷ giá giao ngay (Spot) thì cũng không phản ánh được mức độ chính xác của chênh lệch lãi suất của VND và USD) Đầu mỗi năm NHNN phải công bố tỷ giá hối đoái của năm đó trên cơ sở điều chỉnh mức tỷ giá giao dịch bình quân của của thị trường liên ngân hàng, coi đây là tỷ giá dự kiến của năm. Tuy nhiên, trong thực tế, hàng ngày tỷ gía ăng lên hay giảm xuống là theo tín hiệu của thị trường, trường hợp tỷ giá biến động quá mạnh thì NHNN cần phải có sự can thiệp kịp thời nhằm ổn định đồng tiền Việt Nam. Tiến đến cơ chế thả nổi tỷ giá hoàn toàn ; Hạn chế của cơ chế thả nổi tỷ giá có điều tiết là tỷ giá không phản ánh đúng cung cầu tiền tệ vì vậy NHNN cần thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng gắn lion với quy luật của nền kinh tế thị trường. Cụ thể, từ nay đến năm 2005, NHNN cần mở rộng biên độ giao dịch trong xác định tỷ giá, nới lỏng các quy định mang tính hành chính trong quản lý ngoại hối tạo điều kiện cho NHTM kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá.
Sau năm 2005, NHNN giảm dần tiến tới loại bỏ các biện pháp điều tiết tỷ giá mang tính hành chính. Nếu được thiết lập hoàn toàn dựa trên quy luật cung cầu, tỷ giá có thể phản ánh trung thực giá trị bản tệ, tạo điều kiện cơ bản làm năng động hoá thị trường ngoại hối, đa dạng hoá công cụ quản lý tỷ giá… Áp dụng tỷ giá trung bình để xác định giá trị bản tệ : Bên cạnh việc theo dõi diễn
biến tỷ giá (VND/ USD), NHNN nên quan tâm đến sự biến động của VND so với nhiều loại ngoại tệ mạnh khác hay chính phủ nên áp dụng tỷ giá trung bình trong việc xác định giá trị của đồng Việt Nam. Cách xác định này có ưu điểm :
- Giúp NHNN định giá sự biến động của giá trị đồng tiền Việt Nam một cách khách quan
- Góp phần hạn chế tâm lý sùng bái đô la Mỹ trong nền kinh tế - Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia được đa dạng hóa.
- Rủi ro tỷ giá và chi phí quản trị rủi ro được hạ thấp do việc phân tán rủi ro