Quản lý vay trả nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH QUẢN lý NGOẠI hối của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn từ năm 1995 đến NAY (Trang 30 - 32)

Việc quản lý ngoại hối và vấn đề điều hành tỷ giá hối đoái không thể tách rời việc quản lý các nguồn ngoại tệ dưới hình thức khác nhau. Vì vậy cần công tác quản lý nợ nước ngoài trong đó bao gồm việc kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ngắn hạn nước ngoài thông qua việc mở thư tín dụng (L/C) nhập hàng trả chậm ngày càng được chính phủ coi trọng. Để quản lý chặt chẽ việc mở L/C trả chậm của các ngân hàng trong năm 1997 NHNN đã ban hành quy chế kèm theo quyết định số 207/QĐ-NH7 ngày 1/7/1997 trong đó quy định cụ thể các điều kiện đối với ngân hàng và doanh nghiệp để mở L/C trả chậm, thời hạn trả chậm tối đa đối

với L/C nhập nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng không quá 1 năm nhằm hạn chế bớt tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, yêu cầu mức kí quỹ tối thiểu đối với L/C trả chậm hàng tiêu dùng. Tiếp theo NHNN đã ban hành công văn số 931-1997/CV-NHNN7 ngày 17/11/1997 quy định cụ thể hạn mức vay ngắn hạn nước ngoài không vượt quá 3 lần vốn tự có, mức ký quỹ tối thiểu mở L/C trả chậm băng 80% giá trị nhập khẩu. NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 07/1997/TT-NHNN và 04/1997/TT-NHNN ngày 4/2/1997 hướng dẫn quyết định số 802-TT ngày 24/9/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc sử lý những tồn tại về mở thư tín dụng.

Để tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như tăng cường việc áp dụng quản lý sử dụng nguồn vốn này phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, ngày 7/11/1998, chính phủ đã ban hành nghị định số 90/1998/NĐ-CP về quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Nghị định mới ra đời đã tạo một khuôn khổ pháp lý về quản lý vay trả nợ nước ngoài của chính phủ, của doanh nghiệp trách nhiệm trả nợ của người đi vay, đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM

Giai đoạn 19955 trở đi tiếp tục nới lỏng quản lý ngoại hối, NHNN tiếp tục thu hút luồng ngoại tê tiết kiệm tự có trong dân cư, tạo thông thoáng trong việc tiếp nhận và chi trả kiều hối đối với các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ, không khắt khe với thị trường ngoại tệ tự do, nới rộng trong xác định tỷ giá của NHTM, tự do hoá lãi suất … Từ năm 1995 tự do hoá quản lý ngoại hối Chính phủ cần thay đổi chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa quản lý ngoại hối, hoạt đọng này bao gồm việc giảm dần và tiến tới loại bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác định tỷ giá, xoá bỏ các quy định mang tính hành chính trong kiểm soát ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quẩ các công cụ quản lý tỷ giá, nâng cao tính chủ động trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM …

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH QUẢN lý NGOẠI hối của NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn từ năm 1995 đến NAY (Trang 30 - 32)