Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 80 - 83)

4.3.3 .1Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định và đánh giá tác động của ảnh hưởng xã hội, giá cả, thu nhập bình qn và tính cách cá nhân đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đã chứng minh được các yếu tố trên có tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Cụ thể, ảnh hưởng xã hội, giá cả và tính cách cá nhân có tác động thuận chiều trong khi thu nhập bình qn khơng có tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

Ảnh hưởng xã hội tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng. Điều này phù hợp với nghiên cứu trước đây khi Ahasanul, Ali và Sabbir (2009), kết quả chỉ ra ảnh hưởng xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

Người tiêu dùng sẽ mua và sử dụng các sản phẩm vi phạm bản quyền vì bạn bè, người thân của họ cũng mua các sản phẩm đó và giới thiệu cho họ. Niềm tin xã hội là tiêu chuẩn đạo đức mà hầu hết mọi người trong xã hội đó phải theo và xã hội sẽ ảnh hưởng lên sự tương tác giữa các cá nhân trong xã hội đó (Zimmer và Kraus, 1971, trích dẫn Su, Lu, Lin, 2009).

Giá cả cảm nhận có tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng. Những kết quả trước đó của Bloch và cộng sự (1993, trích dẫn Lee, Yoo, 2009) và Cheng và cộng sự (1977, trích dẫn Lee, Yoo, 2009), cho rằng sản phẩm vi phạm bản quyền có mức giá đặt biệt thấp hơn nhiều so với sản phẩm gốc thì người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm vi phạm

bản quyền. Lợi thế về giá là ngun nhân chính dẫn người tiêu dùng tìm đến sản phẩm vi phạm bản quyền (Ahasanul, Ali và Sabbir, 2009).

Vai trị đáng kể của giá được cho là khơng thể tranh cải cho quyết định mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Ở đây, sự lựa chọn sản phẩm vi phạm bản quyền thường được kết nối với người mua sử dụng cuối cùng, ví dụ: người tiêu dùng xem xét các mức giá rẻ hơn với chức năng tương tự của sản phẩm vi phạm bản quyền với sản phẩm gốc.

Thu nhập bình qn khơng có tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền (β3 = 0.059). Trong nghiên cứu của Ahasanul, Ali, Sabbir (2009) và Moores (2009, trích Musa, Bulent, 2012) cho kết quả ngược lại khi đã xác nhận thu nhập bình quân của một quốc gia sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sử dụng các phần mềm vi phạm bản quyền bởi GNP thấp nên khơng có khả năng chi trả. Tình trạng kinh tế và giới hạn ngân sách sẽ ảnh hưởng lên nhu cầu sử dụng các sản phẩm vi phạm bản quyền.

Kết quả khơng giống như các nghiên cứu trước đó có thể được giải thích do nhận thức, niềm tin về thu nhập bình quân ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền ở các khu vực nghiên cứu là khác nhau. Những nước có nền kinh tế phát triển (Trung Quốc, Malaysia) lại là những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền nhiều nhất trên thế giới, cịn những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn (Việt Nam, Banglades) thực trạng vi phạm bản quyền vẫn đang diễn ra theo chiều hướng khó kiểm sốt. Tại Việt Nam, từ năm 2007 đến năm 2009, GDP năm sau có chiều hướng tăng cao hơn năm trước, với tốc độ tăng 12% và thu nhập bình quân đầu người của năm 2009 tăng đến 25% so với năm 2007. Tuy nhiên tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm vẫn khơng giảm mà duy trì ở mức 85%, một tỷ lệ vi phạm bản quyền rất cao. Trong 2 năm tiếp theo, GDP có tốc độ tăng 16,6 % và thu nhập bình quân đầu người của năm 2011 là 1.540 USD/người/năm, tăng 24,1 % so với năm 2010. Lúc này tỷ lệ vi phạm

bản quyền phầm mềm có xu hướng giảm từ 83% vào năm 2010 xuống còn 81% vào năm 2011 (Xem bảng 7.20, phụ lục 7). Như vậy, trong thực tế qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế khác nhau cho dù GDP và thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ vi phạm bản quyền có thời điểm khơng có chịu sự tác động thuận chiều từ trình độ phát triển của nền kinh tế.

Nhận thức cá nhân có tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng. Kết quả này tương tự với Ahasanul, Ali, Sabbir (2009) được thực hiện ở Malaysia. Matos và cộng sự (2007) thấy rằng hành vi của người tiêu dùng mua sản phẩm vi phạm bản quyền là phụ thuộc vào thái độ của họ có đối với hàng vi phạm bản quyền, do đó có nhiều ảnh hưởng bởi nguy cơ nhận thức, liệu người tiêu dùng đã mua hàng vi phạm bản quyền trước đây, chỉ tiêu chủ quan, tính tồn vẹn, suy luận giá - chất lượng và sự hài lòng cá nhân cá nhân. Đánh giá của người tiêu dùng về hàng vi phạm bản quyền sẽ là một yếu tố dự báo quan trọng để họ có hành vi mua hàng vi phạm bản quyền.

Tóm tắt chương 4

Chương này trình bày cách chọn mẫu, cở mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu. Tiếp theo, tác giả đánh giá thang đo chính thức trong nghiên cứu định lượng bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo chính thức đạt yêu cầu về độ tin cậy, kết quả phân tích EFA khẳng định thang đo đơn hướng (các biến đo lường đều có phần chung với chỉ một nhân tố), đạt giá trị hội tụ (trọng số nhân tố cao) và giá trị phân biệt (khác biệt trọng số nhân tố của một biến quan sát trên các nhân tố > 0.3) nên thang đo đạt yêu cầu.

Kết quả củng cho thấy mơ hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thị trường, có 5 giả thuyết đề ra trong mơ hình được chấp nhận đó là H1, H2, H4,

H5a, H5b và một giả thuyết bị bác bỏ (H3). Nói cách khác, nghiên cứu đã khẳng định tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa ảnh hưởng xã hội, giá cả cảm nhận và nhận thức cá nhân với hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh. Có sự khác biệt về hành vi mua giữa giới tính nam và nữ (nữ có hành vi mua nhiều hơn) và giữa nhóm tuổi từ 18 – 25 với nhóm tuổi từ 25 – 35, nhóm tuổi 18 – 25 với nhóm tuổi trên 35. Trong đó những người tiêu dùng càng trẻ tuổi thì hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng nhiều.

5.1 Giới thiệu thiệu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w