Mơ tả biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ tả biến nghiên cứu

Biến phụ thuộc: dựa theo bài nghiên cứu của M.Mateev và Y.Anastasov, trong bài nghiên cứu này chọn 3 biến phụ thuộc là biến tăng trưởng trong doanh thu, tăng trưởng trong tổng tài sản và tăng trưởng trong số lao động.

Biến giải thích: bài nghiên cứu chọn một số biến mà nghiên cứu thực nghiệm của M.Mateev và Y.Anastasov cho thấy là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng: tổng tài sản, tổng nợ/tổng tài sản, tài sản ngắn hạn/tổng tài sản, tài sản vơ hình/tổng tài sản, doanh thu/tài sản hữu hình, doanh thu/ số lao động, số lao động, (thu nhập trước thuế + khấu hao)/tổng tài sản, số năm hoạt động.

Như đã giải thích ở trên, một số đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp như tỷ lệ dịng tiền, cơ cấu vốn, địn bẩy, hiệu quả sản xuất, hiệu quả sử dụng lao động, cơ hội phát triển trong tương lai, tuổi và kích cỡ, ngành nghề hoạt động cĩ thể giúp giải thích sự tăng trưởng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cách tiếp cận trong bài nghiên cứu này là tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng chỉ liên quan đến các yếu tố quyết định truyền thống như tuổi và kích thước mà cịn yếu tố quyết định cụ thể khác liên quan đến tài chính, đặc điểm tổ chức quản lý của một doanh nghiệp. Do doanh nghiệp vừa và nhỏ khĩ khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn, và những hạn chế tài chính cĩ tính bắt buộc hơn cho

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, tài chính nội bộ đĩng một vai trị quan trọng trong việc đạt được sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ bằng cách vượt qua khĩ khăn tài chính. Theo lý thuyết trật tự phân hạng (Myers và Majluf, 1984) các doanh nghiệp thích tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ hơn trước khi viện đến thị trường. Trong những trường hợp này, các doanh nghiệp cĩ lưu lượng tiền mặt lớn sẽ phát triển nhanh hơn, và do đĩ dự kiến cĩ mối tương quan thuận giữa dịng tiền và tăng trưởng bền vững.

Ngồi ra, cơ cấu vốn là khác nhau giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và địn bẩy cĩ thể liên quan đến tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này sử dụng biến LEVER (địn bẩy) đại diện cho cơ cấu vốn của doanh nghiệp (đo lường bằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản) và dự kiến cĩ tác động dương.

Bài nghiên cứu đưa vào biến CUR được xây dựng bằng cách lấy tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn, và dự kiến cĩ tác động tích cực đến tăng trưởng trong cả doanh thu bán hàng và tài sản, cho thấy rằng các doanh nghiệp cĩ khả năng duy trì mức thanh khoản cao hơn sẽ phải đối mặt với khĩ khăn tài chính ít nghiêm trọng hơn.

Biến thể hiện cơ hội tăng trưởng trong tương lai IA được xây dựng bằng cách lấy tỷ lệ tài sản vơ hình trên tổng tài sản.Tài sản vơ hình bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển, thương hiệu, bằng sáng chế và quyền tác giả.Vì đây là những khoản đầu tư cĩ thưởng phạt dài hạn nên hy vọng rằng tỷ trọng tài sản cố định vơ hình trong tổng tài sản của một doanh nghiệp càng lớn thì tốc độ tăng trưởng doanh thu trong hoạt động càng nhỏ. Vì vậy, mối quan hệ mong đợi giữa hai biến này là nghịch biến.

Biến tổng tài sản TA và biến số lượng lao động E là biến kích thước để kiểm tra hiệu ứng quy mơ trong mối quan hệ với tăng trưởng và quy mơ doanh nghiệp (được tính bằng log tổng tài sản và log số lượng lao động). Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các doanh nghiệp càng lớn (về tổng tài sản) thì cĩ tiềm năng phát triển càng lớn (M.Mateev và Y.Anastasov, 2010). Vì vậy, bài nghiên cứu hy vọng kích thước của doanh nghiệp cĩ tác động dương đến tăng trưởng.

Bài nghiên cứu sử dụng 2 biến CAP (tỷ lệ doanh thu trên tài sản hữu hình) và LAB (tỷ lệ doanh thu trên số lao động) để kiểm tra mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp vừa và nhỏ và tiềm năng tăng trưởng của nĩ, dự kiến cĩ tác động dương đến tăng trưởng.

Các doanh nghiệp cĩ kích thước và độ tuổi khác nhau cĩ thể cĩ những đặc điểm tổ chức và mơi trường khác nhau, cĩ thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Do đĩ, đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp được bổ sung bao gồm như là biến giải thích trong bài nghiên cứu. Biến AGE, tuổi của doanh nghiệp được định nghĩa là số năm mà một doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường (kể từ ngày thành lập) được tính bằng log số năm hoạt động và dự kiến sẽ cĩ một mối quan hệ nghịch biến với tăng trưởng. Cuối cùng, để đại diện cho mơi trường kinh doanh, biến giả ngành S được sử dụng nhận giá trị 1 nếu là doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ và bằng 0 trong các trường hợp khác, kỳ vọng là những doanh nghiệp ngành dịch vụ cĩ tiềm năng tăng trưởng lớn hơn.

3.3Dữ liệu nghiên cứu

Chọn lựa các doanh nghiệp theo định nghĩa của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; và kết hợp với cách thức chọn dữ liệu từ bài nghiên cứu của Mirislav và Yanko theo tiêu chuẩn như sau: (1) là doanh nghiệp vừa và nhỏ, (2) đã tham gia hoạt động kinh doanh ít nhất 5 năm, (3) khơng bao gồm những doanh nghiệp đang trong quá trình phá sản. Đối với những doanh nghiệp cĩ tăng trưởng, ngồi những điều kiện trên thì doanh nghiệp đĩ phải cĩ tăng trưởng trong doanh thu hoặc tăng trưởng trong tổng tài sản ít nhất 10%/năm trong suốt giai đoạn nghiên cứu từ 2008-2012.

Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các cơng ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả là, số lượng các doanh nghiệp trong mẫu được xác định là 90 doanh nghiệp vừa và nhỏ cĩ dữ liệu kế tốn đầy đủ trong giai đoạn 2008-2012 với 450 quan sát. Số lượng mẫu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cĩ tăng trưởng là 34 doanh nghiệp với 170 quan sát trong giai đoạn lấy mẫu (2008-2012).

Một phần của tài liệu Các yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w