Tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân so

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28)

1.3. Tăng cường khả năng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá

1.3.2.3. Tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân so

nhân so với tiền gửi từ khách hàng

Chỉ tiêu này bằng số dư huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân chia cho số dư huy động tiền gửi khách hàng của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân so với tiền gửi từ khách hàng. So sánh chỉ tiêu này qua các năm cho thấy sự thay đổi cơ cấu huy động vốn từ tiền gửi khách hàng. Điều này cũng cho thấy chiến lược huy động vốn của Ngân hàng qua các thời kỳ, làm sao chi phí huy động vốn là thấp nhất.

1.3.3. Ý nghĩa của việc tăng cƣờng khả năng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân

Việc tăng cường khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của NHTMCP có một ý nghĩa rất lớn khơng những đối với nền kinh tế, đối với bản thân các NHTM mà cịn có ý nghĩa lớn đối với tầng lớp dân cư gửi tiền tiết kiệm.

1.3.3.1. Đối với nền kinh tế

Việc tăng cường khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại các NHTMCP sẽ góp phần quan trọng vào việc điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn, nó góp phần phân bổ hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi đến nơi có nhu cầu sử dụng vốn giúp tăng cường tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn, tăng cưởng khả năng sinh lời của vốn cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội, năng cao mức sống cho người dân, thúc đẩy an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

1.3.3.2. Đối với Ngân hàng thƣơng mại

Tăng cường khả năng huy động vốn sẽ giúp cho Ngân hàng có nguồn vốn để kinh doanh, góp phần tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng kinh doanh, tăng trưởng tín dụng, mở rộng đầu tư, thể hiện Ngân hàng có nguồn lực dồi dào, năng lực tài chính vững mạnh, nâng cao vị thế cũng như uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường tài chính. Qua đó, các Ngân hàng khơng ngừng hồn thiện các cơ chế, chính sách để thu hút khách hàng, mở rộng quan hệ với khách hàng nhằm tăng cường uy tín, vị thế của Ngân hàng cũng như tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.

1.3.3.3. Đối với cá nhân, dân cƣ, tổ chức kinh tế

Đáp ứng được nhu cầu bảo đảm tài sản có sinh lời, hưởng lợi tức và tích lũy tài sản, mở ra cho khách hàng kênh hoạt động ngoại giao giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với Ngân hàng cũng như với các sản phẩm, dịch vụ khác như vay vốn để tiêu dùng, để sản xuất kinh doanh, được hưởng các tiện ích Ngân hàng...

1.3.4. Kinh nghiệm tăng cƣờng khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của một số Ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Kinh nghiệm tăng cƣờng khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngồi: Nhằm đạt tối đa hiệu quả

trong cơng tác huy động vốn, ở các nước công nghiệp phát triển, các hình thức huy động tiền gửi cá tiền gửi tiết kiệm rất phong phú, đa dạng. Tại Mỹ: tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiết kiệm, tiểu ngạch chứng chỉ tiết kiệm thông thường, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản hưu trí cá nhân. Tại Anh: tài khoản tiết kiệm, sổ tiết kiệm, tín phiếu cho người cao tuổi. Tại Pháp: phiếu tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm gửi theo hợp đồng, sổ tiết kiệm loại A, B, sổ tiết kiêm màu hồng (livret rose được miễn thuế thu nhập)…Tại Hàn Quốc: gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, ưu đãi, tiết kiệm từng phần, tiền gửi xây dựng nhà ở, tiền gửi tài sản của người lao động.

Kinh nghiệm tăng cƣờng khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc:

Tại hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chú trọng công tác quảng cáo, mở các điểm giao dịch thuận lợi, triển khai hiệu quả chính sách về lãi suất, đa dạng hóa các sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm, lịch sự đối với khách hàng, nên nguồn vốn huy động tại chổ của sở giao dịch liên tục tăng trưởng nhanh và ổn định qua các năm.

Tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Vietcombank ln là NHTM có tốc độ tăng trưởng vốn cao. Tiền gửi từ nền kinh tế và dân cư chiếm tỷ lệ cao. Để có được hiệu quả cao về huy động vốn, Vietcombank đã áp dụng mạng thanh toán điện tử hiện đại, bên cạnh củng cố, phát huy các nghiệp vụ truyền thống. Vietcombank không ngừng nâng cấp, mở rộng các dịch vụ cũng như các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cho khách hàng cá nhân

Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: Các Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể nghiên cứu, tham khảo những bài học kinh nghiệm từ hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của một số Ngân hàng thương mại trong và ngồi nước. Theo đó, thời gian tới, các Ngân hàng thương mại cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần nghiên cứu và cơ cấu lại cơ sở hạ tầng, triển khai hệ thống thanh tốn điện tử nhằm tăng cường tính hiệu quả của việc thanh toán và giảm rủi ro khi thanh toán trên thị trường tài chính Việt Nam. Ngân hàng thương mại cần xác lập mức lãi suất ổn định, có tính cạnh tranh cao để các TCTD cạnh tranh lành mạnh.

Thứ hai, Các Ngân hàng thương mại cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống giám

sát, đánh giá công tác huy động vốn. Từ đó, có biện pháp và chiến lược huy động tiền gửi tiết kiệm có hiệu quả tốt hơn

Kết luận chƣơng 1

Ngân hàng muốn hoạt động được thì trước hết phải có vốn. Nhưng mặt hàng kinh doanh của Ngân hàng rất đặc biệt đó là kinh doanh tiền tệ. Do đó nhu cầu về vốn của các NHTM là rất lớn và việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân đóng vai trị rất quan trọng. Vì vậy các NHTM phải có chiến lược khai thác hợp lý trên cơ sở nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm. Trên cơ sở thực tế sẵn có mỗi Ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được hình ảnh, thương hiệu riêng của mình trên thị trường. Một Ngân hàng lớn, có uy tín, có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cơng nghệ ngân hàng tiện ích cho khách hàng sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm nói riêng. Sự tin tưởng của khách hàng là chìa khóa giúp cho Ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động, từ đó giúp Ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh.

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI MỘT SỐ NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

2.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' – 10o38‟ vĩ độ Bắc và 1060 22' – 106054' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số

ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9%.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh ln là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất cơng nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngồi.

Kết quả quan trọng nhất là về mặt kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý, tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu, động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như góp phần vào việc phát triển chung của cả nước.

Một kết quả có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển là cơ cấu kinh tế Thành phố đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện 57/72 chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học cao.

Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ tăng đều qua từng năm và đã chiếm tỷ trọng lớn, nhất là ở 9 nhóm ngành thế mạnh như tài chính-Ngân hàng, du lịch, bưu chính viễn thơng, khoa học cơng nghệ, giáo dục... Năm 2013, tỷ trọng khu vực dịch vụ đã chiếm tới 58,4% trong tổng GDP của Thành phố.

2.2. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn TPHCM2.2.1. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn TPHCM 2.2.1. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn TPHCM

Tính đến cuối năm 2013, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 15 NHTMCP (TMCP) trong nước, 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 Ngân hàng liên doanh có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn có các chi nhánh và phịng giao dịch của các Ngân hàng khác đang hoạt động tại TPHCM.

Nhìn chung mạng lưới hoạt động của các NHTM tại TPHCM phát triển mạnh mẽ, các Ngân hàng cũng có hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn thành phố, đặc biệt là hệ thống các phịng giao dịch của Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn đã có mạng lưới phân phối rộng khắp đến địa bàn các vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới giao dịch của các NHTM phân phối gần các khu dân cư, khu sản xuất tạo điều kiện cho huy động vốn và cấp tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là sự phát triển về cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như tạo điều kiện để gần gủi với khách hàng và xây dựng thương hiệu cho Ngân hàng.

Cùng với thời kỳ hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cũng như tình hình biến động thị trường tài chính những năm vừa qua thì hoạt động của NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp, kinh doanh kém hiệu quả, lãi ít hoặc lỗ, nợ xấu phát sinh cao chủ yếu là các TCTD có cho vay bất động sản với các dự án lớn và mang tính đầu cơ. Tuy nhiên các chính sách tiền tệ của NHNN cũng như các chính sách của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM như chính sách về lãi suất, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách tín dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên đã được thành phố triển khai bằng chương trình kết nối Ngân hàng - DN trên địa bàn. Năm 2013, tổng vốn

huy động của các Ngân hàng trên địa bàn Thành phố tăng 11% so với năm trước; tăng trưởng tín dụng đạt 9%; tỷ lệ nợ xấu 5,49%. Kết quả kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn có nhiều điểm khởi sắc tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn cùng với sự khó khăn chung của ngành Ngân hàng cả nước.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của các NHTM

Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHTM: đứng đầu là Ban quản trị , ban điều hành, Ban kiểm sốt, các phịng ban, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch.

- Ban quản trị: Ban quản trị là bộ máy quyền lực cao nhất của NHTM. Mọi hoạt động của NH đều đặt dưới quyền quản trị của HĐQT. Đối với NHTMCP thì HĐQT do Đại hội cổ đông bầu ra, số thành viên từ 3 đến 11 người, nhiệm kỳ 2-5 năm.

- Ban Điều hành: Điều hành hoạt động của Ngân hàng đặt dưới quyền của Tổng giám đốc hoặc giám đốc. Là người chịu trách nhiệm trước Ban quản trị, trước Pháp luật về điều hành hoạt động của Ngân hàng hàng ngày theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định.

- Ban kiểm soát: thực thi chức năng kiểm toán và kiểm soát nội bộ

Các Ngân hàng tổ chức mạng lưới hoạt động từ Hội sở, Chi nhánh đến Phòng giao dịch rộng khắp nhằm để tạo sự thuận tiện trong hoạt động, dể tiếp cận với người dân…đây vừa thể hiện được quy mô của Ngân hàng, vừa tạo niềm tin, sự gần gũi với khách hàng hơn…

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TPHCM (giai đoạn 2010-2013)

2.2.3.1. Kết quả huy động từ tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân

Các NHTM đều tăng trưởng, quy mô hoạt động tăng đáng kể, tuy nhiên các năm 2012, 2013 thì cùng với sự khủng hoảng kinh tế thế giới và sự khó khăn chung của nền kinh tế và ngành Ngân hàng nên các NHTM trên địa bàn TPHCM cũng gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm, có Ngân hàng kinh doanh bị lỗ, tỉ lệ nợ xấu tăng cao, rất

nhiều các Ngân hàng phải mua bán, sáp nhập với nhau. Việc cạnh tranh trên thi trường ngày càng khốc liệt trong thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 2.1: Bảng thống kê tiền gửi tiết kiệm của một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM Đơn vị tính: tỷ đồng STT Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 1 ACB 85.491 97.580 104.596 106.697 2 Eximbank 30.036 32.412 46.737 47.381 3 HDBank 4.144 16.329 25.284 46.227 4 Sacombank 54.802 55.255 80.573 101.219 5 ABB 6.977 6.052 10.065 16.736

(Nguồn: BCTC hợp nhất các năm 2010 đến 2013 của các Ngân hàng) Một số NHTM có trụ sở tại TPHCM có quy mơ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm lớn như: NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam…

Qua bảng 2.1 chúng ta thấy số dư tiền gửi tiết kiệm ngày càng gia tăng. Số dư tiền gửi tiết kiệm tại ACB tăng từ 85.490 tỷ đồng năm 2010 đến 106.696 tỷ đồng năm 2013, Sacombank tăng từ 54.802 tỷ đồng năm 2010 đến 101.219 tỷ đồng năm 2013, Eximbank tăng từ 30.036 tỷ đồng năm 2010 đến 47.381 tỷ đồng năm 2013, ABB tăng từ 6.977 tỷ đồng năm 2010 đến 16.736 tỷ đồng năm 2013, đặc biệt tiền gửi tiết kiệm tại HDBank tăng rất nhanh từ 4.144 tỷ đồng năm 2010 đến 46.227 tỷ đồng năm 2013.

Ta biết rằng nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ rất quan trọng của các NHTMCP, nó là nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn cho các NHTMCP thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân đóng vai trị cực kỳ quan trọng chính vì vậy mà các NHTM ngày càng chú trọng xây dựng các chiến lược, chính sách nhằm gia tăng nguồn vốn này.

120,000 100,000 80,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 60,000 40,000 20,000 -

Bảng 2.2: Bảng phân tích sự tăng trƣởng về số dƣ huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM

Đơn vị tính:% STT Năm Ngân hàng 2011/2010 2012/2011 2013/2012 1 ACB 14% 7% 2% 2 Eximbank 8% 44% 1% 3 HDBank 294% 55% 83% 4 Sacombank 1% 46% 26% 5 ABB -13% 66% 66% (Nguồn: tác giả)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số dƣ tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w