yếu tố sản xuất
Trong nghiên cứu này (1957) dựa vào mơ hình H-O-S (Mơ hình Heckscher- Ohlin-Samuelson), Mundell đã chỉ ra rằng có sự thay thế giữa dịng thương mại quốc tế và dòng di chuyển các yếu tố sản xuất. Trong cùng các điều kiện giả thuyết như mơ hình H-O-S, sự lưu chuyển hoàn hảo của các yếu tố sản xuất giữa các khu vực trong nền kinh tế tạo nên xu hướng san bằng giá cả hàng hóa ngay cả khi khơng có thương mại quốc tế. Kết luận này đã bổ sung cho định lý của Stolper-Samuelson nói về xu hướng san bằng giá cả như là hệ quả của việc trao
đổi hàng hóa ngay cả khi khơng có sự di chuyển quốc tế của các nhân tố sản xuất.
Mundell nghiên cứu mối liên hệ giữa luồng di chuyển các yếu tố sản xuất và hàng hóa quốc tế trong mơ hình H-O-S. Ơng xem xét một tình huống, khi hàng rào thuế quan quá cao đánh vào hàng nhập khẩu, gây đình trệ hoạt động thương mại và làm tăng sự phụ thuộc vào vốn ở những nước khan hiếm tư bản khiến dòng vốn chạy vào. Theo hiệu ứng Rybzynski, nước này sẽ tăng sản xuất hàng hóa có hàm lượng vốn cao (mặt hàng nước này trước đây phải nhập khẩu) và giảm sản xuất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này trong giai đoạn trước). Dòng vốn đổ vào sẽ còn tiếp tục cho đến khi tiềm lực về các yếu tố sản xuất ở các nước là như nhau. Khi đó giá cả các yếu tố sản xuất cũng như giá cả của hàng hóa đều được san bằng trên phạm vi các quốc gia và theo nhận định của ơng, đến lúc này, dù có bãi bỏ hồn tồn hàng rào thuế quan thì giữa các quốc gia vẫn khơng xuất hiện dịng lưu chuyển hàng hóa. Lí do làm cơ sở đầu tiên cho thương mại quốc tế trong mơ hình H-O- S là sự khác biệt giữa các quốc gia về tiềm lực đối với các yếu tố sản xuất, sau đó là sự khác biệt về giá cả hàng hóa đã khơng cịn do có sự di chuyển các dịng yếu tố sản xuất. Như vậy, theo lập luận của Mundell, dòng di chuyển các yếu tố sản xuất sẽ thay thế dịng thương mại hàng hóa hay cụ thể hơn là FDI có khả năng thay thế hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên tác giả chưa xem xét đến một nguyên nhân khác làm phát sinh hoạt động thương mại quốc tế, đó là sự khác biệt hóa về sản phẩm và thị hiếu của từng khu vực thị trường. Nếu cân nhắc cả nguyên nhân này thì ngay cả khi có sự ngang bằng về tiềm lực quốc gia đối với các yếu tố sản xuất, ngang bằng về giá cả hàng hóa, hoạt động thương mại quốc tế vẫn sẽ diễn ra.