- Giai đoạn từ 2006 đến 2013:
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.1 và Bảng 4.2. Phần lớn giá trị ước tính LM được thể hiện trong 2 bảng có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Điều này cho thấy GLS là một phương pháp phù hợp hơn so với Pooled-OLS.
Bảng 4.1 cho thấy tất cả các hệ số ước lượng của các biến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam GDPVN, tổng sản phẩm nội địa của quốc gia là đối tác thương mại của Việt Nam GDP và tác động của yếu tố giáp biên giới B đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10% hay tốt hơn. Trong giai đoạn 2006-2013 hệ số ước lượng của FDI có ý nghĩa ở mức 1% hỗ trợ quan điểm cho rằng FDI và xuất khẩu có mối liên hệ bổ sung nhau. Cột (1) Bảng 4.1 cho thấy hệ số ước lượng của FDI là 0,09 nghĩa là với một sự gia tăng 1% trong FDI dẫn đến xuất khẩu tăng 0,09%. Điều đó chứng tỏ FDI có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Các hệ số ước tính của biến GDP Việt Nam và GDP của các đối tác xuất khẩu cũng phù hợp với kỳ vọng và có ý nghĩa ở mức 1%. Riêng hệ số ước tính của biến giáp biên giới là 0,71 có ý nghĩa ở mức 5% cho thấy yếu tố giáp biên giới tác động tích cực và mạnh mẽ đến xuất khẩu. Rõ ràng trong những năm gần đây Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nơng - lâm - thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước vào năm 2013.
Cột 2 của Bảng 4.1 cho thấy hệ số của FDI là 0,13 trong giai đoạn trước và trong cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu 2008-2009 nhưng hệ số này tăng lên là 0,22 trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng (Cột 3). Mặc dù trong
giai đoạn 2006-2009, một điều đáng chú ý nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cùng với việc cải thiện mạnh mẽ khuôn khổ luật pháp về đầu tư và môi trường kinh doanh từ cuối năm 2006, Việt Nam đã có bước bứt phá ngoạn mục về thu hút FDI với đỉnh cao của nó là năm 2008, lần đầu tiên đạt được con số thu hút FDI kỷ lục: hơn 74 tỷ USD vốn đăng ký và trên 11,4 tỷ USD vốn thực hiện. Tuy nhiên, chiều hướng này đã không thể tiếp tục khi thế giới từ nửa cuối năm 2008 đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã có tác động to lớn đến nhịp độ tăng trưởng, khả năng mở rộng xuất khẩu và đầu tư ở mọi nền kinh tế. Tình hình càng nghiêm trọng đối với các nền kinh tế có độ mở thị trường cao, tăng trưởng dựa trên đẩy mạnh xuất khẩu và FDI trở thành một bộ phận quan trọng của tổng đầu tư xã hội như Việt Nam. Nhìn từ phía các nước tiếp nhận đầu tư, tình hình đã hồn tồn khác với thời kỳ nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực châu Á 1997-1998. Nếu cuộc khủng hoảng lần trước chỉ diễn ra trong phạm vi khu vực và mức độ hội nhập quốc tế chưa cao của các nền kinh tế Đông Á đã khiến cho ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với dòng FDI vào các nền kinh tế như Việt Nam còn tương đối nhỏ, đặc biệt phần thu hút FDI từ các nền kinh tế chủ chốt như Hoa Kỳ và Khối Liên Âu (EU) vào khu vực này hầu như khơng bị suy giảm, thì cuộc khủng hoảng lần này với tính chất bao trùm tồn cầu của nó đã ngăn cản mọi dòng FDI vào các nền kinh tế như hai nước Việt Nam, Trung Quốc. Và do vậy, dòng FDI vào Việt Nam sụt giảm với tỷ lệ cao trong năm 2009 là điều không thể tránh khỏi. Cịn một điều khơng thể khơng tính tới là khi đạt tới đỉnh của làn sóng FDI vào năm 2008, ở Việt Nam đã bắt đầu có một sự điều chỉnh trong chiến lược thu hút FDI, tiếp tục điều chỉnh môi trường đầu tư, đảm bảo ổn định vĩ mơ, hồn thiện hệ thống pháp luật và đổi mới một bước các điều kiện về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực…nhằm lựa chọn và tăng cường thu
hút các dự án đầu tư có chất lượng, nghĩa là đáp ứng các tiêu chuẩn về cơng nghệ và mơi trường. Nói cách khác, việc Việt Nam bắt đầu coi trọng hơn về chất lượng của FDI, trên ý nghĩa nào đó, cũng có ảnh hưởng tới dịng FDI vào Việt Nam trong năm 2009 và những năm tiếp theo. Cùng lúc đó tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu cũng rất nhanh vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới. Nhìn chung, xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn bởi lẽ Việt Nam là một trong một số nước có độ mở ngoại thương khá lớn; trước khủng hoảng, Việt Nam nằm trong tốp 50 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu thế giới với xuất khẩu đứng hàng thứ 50, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và nhập khẩu đứng hàng thứ 41, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tồn cầu. Thêm vào đó xuất khẩu Việt Nam với các nước Mỹ, Nhật, châu Âu lên đến 52% kim ngạch xuất khẩu, riêng Mỹ chiếm đến 20,8%. Ðây là những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của suy thoái kinh tế, cầu đầu tư và tiêu dùng giảm, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính tồn cầu đã ảnh hưởng lên cả FDI và xuất khẩu ở Việt Nam. Giai đoạn sau cuộc khủng hoảng, hệ số của FDI tăng lên 0,22. Thực tế trong giai đoạn này xuất khẩu là điểm sáng trong bức tranh của nền kinh tế của Việt Nam. Sau khi kim ngạch xuất khẩu suy giảm vào năm 2009, đà phục hồi thể hiện rõ và vững trong những năm gần đây. Đặc biệt, sau nhiều năm triền miên nhập siêu, lần đầu tiên Việt Nam đã xuất siêu trong năm 2012 và năm 2013. Bên cạnh đó FDI cũng có xu hướng tăng trở lại. Xuất khẩu của khu vực FDI trong những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011 chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm 61,4% và tăng 22,4%. Đặc biệt, khu vực FDI xuất siêu liên tục sáu năm qua, với mức 6,6 tỷ
USD năm 2008; 4,3 tỷ USD năm 2009; 2,1 tỷ USD năm 2010; 6,2 tỷ USD năm 2011; 12,3 tỷ USD năm 2012 và năm 2013 tăng vọt lên 14 tỷ USD.
Bảng 4.2 cho thấy tác động của FDI vào nhập khẩu. Các hệ số ước lượng của biến FDI, GDP của Việt Nam và yếu tố giáp biên giới đều có ý nghĩa tại mức 5% hay tốt hơn. Riêng hệ số ước tính của biến giáp biên giới là 2,05 có ý nghĩa ở mức 1% cho thấy yếu tố giáp biên giới tác động tích cực và rất mạnh mẽ đến nhập khẩu. Thực tế cho thấy thời gian gần đây Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng trưởng nhưng nhập siêu vẫn trong xu hướng gia tăng do chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu với thị trường này khá lớn (năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 28,4%, xuất khẩu chỉ tăng 7% nên nhập siêu là 23,76 tỷ USD, tăng 44,5% so với năm 2012). Các hệ số của FDI đều thể hiện một mối liên hệ bổ sung giữa FDI và nhập khẩu. Trong khoảng thời gian 2006-2013 hệ số FDI là 0,26 cho thấy một sự gia tăng 1% trong FDI dẫn đến nhập khẩu tăng 0,26%. Các hệ số ước lượng của FDI trong cột (2) và (3) khác nhau nhiều trong 2 giai đoạn nhỏ: 0,14 trong giai đoạn trước và trong cuộc khủng hoảng và 0,36 trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng. Như vậy giai đoạn sau khủng hoảng mối liên hệ bổ sung giữa FDI và nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn so với giai đoạn trước và trong khủng hoảng. Kết quả này phù hợp với thực tế hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn sau khủng hoảng cũng có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu: năm 2011 nhập khẩu của khu vực FDI chiếm 45,7% và tăng 32,1%; năm 2012 chiếm 52,7% và tăng 22,7%; năm 2013 chiếm 56,7% và tăng 24,2%.
Bảng 4.1
Independent variables
Dependent variable: EXPORT
2006-2013(1) 2006-2009(2) 2010-2013(3)
OLS robust RE robust OLS robust RE robust OLS robust RE robust
Intercept -20.5441 -22.5186 -5.5151 -9.9264 -31.9783 -33.2543 -12.09* -19.36* -0.86 -1.12 -6.31* -5.80* FDI 0.2613 0.0995 0.2986 0.1353 0.2362 0.2282 24.07* 2.70* 96.58* 4.20* 35.28* 5.11* GDPVN 1.9837 2.3550 0.5130 1.1551 3.0850 3.1598 10.60* 18.06* 0.93 1.78** 7.12* 7.19* GDP 0.2436 0.2491 0.2052 0.2687 0.2849 0.2161 14.27* 3.48* 22.78* 2.87* 14.87* 2.72* DIST 0.0454 -0.0619 0.2217 -0.0443 -0.1157 0.0535 0.64 -0.22 3.95* -0.11 -2.20** 0.25 ASEAN 0.2815 0.0679 0.5730 0.2697 0.0150 0.1046 2.46* 0.13 5.79* 0.47 0.23 0.30 B 0.8969 0.7144 1.0882 0.6743 0.7190 0.9681 9.42* 2.32** 19.10* 1.70** 5.12* 1.38*** Adjusted R² 0.6660 0.7179 0.5658 0.3664 0.7419 0.7478 No. of observation 128 128 64 64 64 64 LM test: ᵡ²(1) 31.54* 18.79* 16.18** * Có ý nghĩa tại 1% ** Có ý nghĩa tại 5% *** Có ý nghĩa tại 10%
Bảng 4.2
Independent variables
Dependent variable: IMPORT
2006-2013 2006-2009 2010-2013
OLS robust RE robust OLS robust RE robust OLS robust RE robust
Intercept -1.8596 -4.8595 -2.4109 -10.2955 -5.0122 -6.4921 -0.69 -1.19 -0.25 -1.15 -1.25 -1.44*** FDI 0.4196 0.2586 0.4322 0.1422 0.4047 0.3637 56.86* 5.38* 115.16* 2.33** 52.06* 4.36* GDPVN 0.6970 1.1020 0.8446 1.9892 0.8871 0.9663 2.91* 3.77* 0.94 1.85** 2.51* 2.06** GDP 0.0883 0.0348 0.0775 0.1768 0.1024 0.0874 10.29* 0.38 14.86* 2.16** 6.75* 1.02 DIST -0.3795 -0.3167 -0.5002 -0.9507 -0.2719 -0.1385 -8.06* -1.00 -15.41** -4.05** -5.83* -0.80 ASEAN 0.1901 0.0847 0.0524 -0.4827 0.3120 0.4239 3.45* 0.18 0.96 -1.63*** 7.99* 2.03** B 2.0049 2.0535 1.8005 1.1005 2.1901 2.3185 26.73* 2.99* 41.98* 2.95* 45.08* 7.16* Adjusted R² 0.6195 0.4589 0.6444 0.5097 0.5550 0.4428 No. of observation 128 128 64 64 64 64 LM test: ᵡ²(1) 26.85* 8.62 33.98* * Có ý nghĩa tại 1% ** Có ý nghĩa tại 5% *** Có ý nghĩa tại 10%