Tóm tắt các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và nắm giữ tiền mặt, bằng chứng thực nghiệm từ việt nam (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu

Quyết định tỷ lệ tiền mặt nắm giữ là một trong những quyết định quan trọng mà nhà quản trị doanh nghiệp phải thực hiện. Trong những năm gần đây, các biến động kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận thị trường vốn cũng như chi phí cơ hội đối với việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Mục đích của bài nghiên cứu này là xem xét các nhân tố tác động đến việc giữ lại lợi nhuận của doanh nghiệp và xem xét tác động của việc giữ lại lợi nhuận đến giá trị doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu kiểm định sự tồn tại một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tác giả đã sử dụng phương pháp GMM hai bước với sai phân bậc nhất để ước lượng hồi quy mơ hình nhằm khắc phục một số nhược điểm của phương pháp bình phương bé nhất OLS. Trên cơ sở sử dụng dữ liệu dạng bảng và phương pháp GMM để phân tích xem liệu độ lệch khỏi mức nắm giữ tiền mặt tối ưu có làm giảm giá trị doanh nghiệp hay khơng. Sau đó bài nghiên cứu tiến hành hồi quy biến nắm giữ tiền mặt theo các biến đại diện cho các nhân tố được quan tâm bằng phương pháp hồi quy Fix-Effect.

Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng dòng tiền, sự thay thế các tài sản có tính thanh khoản, quy mơ doanh nghiệp, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là các nhân tố xác định tỷ lệ tiền mặt nắm giữ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Kết quả cụ thể: Dòng tiền và các tài sản có tính thanh khoản thay thế tác động tích cực đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Trong khi đó, quy mơ và mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng lại có tác động ngược chiều đến tỷ lệ tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp. Ngồi ra, địn bẩy và cơ hội tăng trưởng khơng có ý nghĩa trong mơ hình. Kết quả cho thấy rằng cả hai lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi đều giữ vai trị quan trọng trong việc giải thích tác động của các nhân tố đến việc giữ lại lợi nhuận của doanh

60

nghiệp. Những kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu của, Afza và Adnan (2007) ở Parkistan, Megginson và Wei (2010) ở Trung Quốc, Kim J., Kim H. và Woods (2011) ở Mỹ…

Bên cạnh đó, các bằng chứng thực nghiệm thu được cho thấy tồn tại một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy mức tiền mặt tối ưu là khoảng 30%-35% tổng tài sản đối với mẫu gồm các doanh nghiệp sản xuất niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012. Thống kê mô tả cho thấy tỷ số tiền mặt trung bình là khoảng hơn 10%, do đó xét trên khía cạnh trung bình, có thể nói các doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị của mình bằng cách gia tăng tỷ lệ tiền mặt nắm giữ.

Những hàm ý trong nghiên cứu này rất đáng giá đối với những nhà quản trị và những nhà nghiên cứu, khi nó cho thấy rằng các doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị thị trường bằng cách hạn chế chênh lệch giữa tỷ lệ tiền nắm giữ của doanh nghiệp và tỷ lệ tiền nắm giữ tối ưu. Đây cũng chính là việc đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc giữ lại lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và nắm giữ tiền mặt, bằng chứng thực nghiệm từ việt nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w