Kết luận chung

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa giám sát ngân hàng, tập trung quyền sở hữu quản lý và giá trị công ty (Trang 74 - 75)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1 Kết luận chung

Với dữ liệu được thu thập từ bản cáo bạch, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, và một số báo cáo được công bố của 104 mẫu đại diện cho các công ty cổ phần niêm yết trên Sơ giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013, cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 8, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất ba giai đoạn (3SLS) để ước lượng hệ phương trình đồng thời nhằm xem xét mối tương quan giữa ba yếu tố gồm: tỷ lệ cổ phần sơ hữu bơi thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc; số lượng mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng; hiệu quả hoạt động của các công ty. Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm, tác giả thu được một số kết luận như sau:

Việc sử dụng số lượng lớn mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng có liên quan đến các cơng ty có mức độ sơ hữu quản lý tập trung hơn. Các công ty hoạt động tốt cần ít hơn các mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng và có liên quan đến mức độ sơ hữu quản lý tập trung hơn.

Tồn tại mối quan hệ phi tuyến bậc hai có dạng “hình chng” giữa qùn sơ hữu quản lý tác động lên hiệu quả hoạt động công ty. Ban đầu sự gia tăng trong tỷ lệ sơ hữu cổ phần của nhà quản lý, làm tăng giá trị doanh nghiệp, tuy nhiên sự gia tăng quá mức quyền sơ hữu quản lý sẽ gây ảnh hương xấu, làm giảm giá trị doanh nghiệp.

Với mức độ trung bình trong tỷ lệ sơ hữu cở phần của nhà quản lý, sự gia tăng số lượng mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng làm giảm giá trị công ty. Kết quả này cho gợi ý tại thị trường Việt Nam, các công ty nên tập trung vào chất lượng của mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng cho mục tiêu dài hạn thay vì cố gắng thiết

lập nhiều hơn số lượng mối quan hệ này. Thiết lập nhiều hơn mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng giúp công ty gia tăng về số lượng nguồn cung cấp tín dụng để giải quyết các khó khăn trong ngắn hạn, nhưng các công ty phải đối mặt với sự gia tăng trong chi phí giao dịch, chi phí đại diện và vấn đề “đi xe khơng trả phí” (free- riding).

Các cơng ty có Tobin's Q thấp, yếu tố giám sát bên ngồi làm gia tăng giá trị cơng ty. Có thể thấy, tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng dường như giám sát mạnh mẽ hơn khi các doanh nghiệp hoạt động kém và sự giám sát này có vẻ ít mạnh mẽ hơn từ các ngân hàng khi các doanh nghiệp đang hoạt động tốt hơn.

Và cuối cùng, điều quan trọng nhất của bài nghiên cứu cũng là phát hiện mới mẻ so với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại Việt Nam là tác giả tìm thấy một hiệu ứng về sự tác động đồng thời từ các mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng và mức độ tập trung quyền sơ hữu quản lý lên giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, các tác động bất lợi từ việc có quá nhiều mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng (liên quan đến vấn đề “ngồi không hương lợi”) lên hiệu quả hoạt động của công ty là rõ rệt hơn khi tỷ lệ sơ hữu của nhà quản lý vượt quá điểm dừng tối ưu. Điều này có nghĩa rằng khi các nhà quản lý được động viên đúng cách (tức là phần sơ hữu của họ liên quan tích cực đến Tobin's Q của một cơng ty) thì sự gia tăng mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, khi quyền sơ hữu quản lý vượt qua điểm dừng tối ưu và các nhà quản lý khơng cịn được động viên thích hợp nữa thì khi đó, mối quan hệ tín dụng với ngân hàng trơ nên quan trọng hơn khi góp phần làm giảm tác động tiêu cực của quyền sơ hữu quản lý lên giá trị công ty.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa giám sát ngân hàng, tập trung quyền sở hữu quản lý và giá trị công ty (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w