2.1. Tỷ giá hối đoái thực cân bằng
2.1.2.3. Mơ hình tỷ giá thực cân bằng cho Việt Nam
a. Mơ hình tỷ giá thực cân bằng
Sau khi xem xét ưu nhược điểm của các cách tiếp cận tỷ giá thực cân bằng khác nhau và điều kiện thực tế của Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, tình hình kinh tế có nhiều biến động, tác giả chọn cách tiếp cận BEER. Khác với FEER, BEER không xác định mức tỷ giá thực cân bằng trong dài hạn khi nền kinh tế đạt được cả sự cân bằng bên trong và bên ngoài, mà xác định mức tỷ giá thực cân bằng phù hợp với giá trị hiện hành của các biến vĩ mơ căn bản. Mơ hình BEER phù hợp hơn với các quốc gia đang phát triển và được áp dụng phổ biến khi xác định mức tỷ giá thực cân bằng tại các quốc gia này như Lim (2000), Wang (2004), Cheng & Orden (2005), Sahminan (2005), Frait et al. (2006), Leung & Nguyen (2007), Kinkyo (2008), MacDonald (2008), Jongwanich (2009), … Cách tiếp cận BEER xác định mức tỷ giá thực cân bằng dựa trên cân bằng lãi suất ngầm định – UIP (Uncovered Interest Rate Parity) và một số biến kinh tế căn bản khác như: chênh lệch năng suất, chi tiêu chính phủ, tài sản nước ngồi rịng, độ mở của nền kinh tế, tỷ giá thương mại, nợ nước ngồi, FDI, dịng vốn rịng, … 3
Mơ hình tỷ giá thực cân bằng cho Việt Nam trong bài cụ thể như sau:
ERER = f (Trend, DR, PD, TOT, TO, GOVEX, NFA)
Trong đó :
ERER – Equilibrium Real Exchange Rate: Tỷ giá thực cân bằng
Trend: Xu hướng
DR – Interest rate differential: Chênh lệch lãi suất thực PD – Productivity differential: Chênh lệch năng suất
TOT – Term of trade: Tỷ giá thương mại
3 Xem Edwards (1989); Cottani, Cavallo & Khan (1990); Ghura & Grennes (1993); Elbadawi (1994); Calvo, Reinhart & Vegh (1995); Ades (1996); Soto (1996); Montiel (1997); Warner (1997); Soto (1997); Razin & Collins (1997); Elbadawi & Soto (1997); Halpern & Wyplosz (1997); Baffes, Elbadawi & O’Connell (1997), Soto & Valdes (1998), Clark & MacDonald (1998); Hyder & Mahboob (2005), Lim (2000), Wang (2004), Cheng & Orden (2005), Sahminan (2005), Frait et al. (2006), Leung & Nguyen (2007), Kinkyo (2008), MacDonald (2008), Jongwanich (2009)
TO – Trade openness: Độ mở thương mại
GOVEX – Government expenditure: Chi tiêu chính phủ
NFA – Net foreign assets: Tài sản nước ngồi rịng
b. Giải thích các biến và kỳ vọng dấu:
Chênh lệch lãi suất thực - DR: (+/-) theo lý thuyết cân bằng lãi suất ngầm định UIP (Uncovered Interest Rate Parity), chênh lệch lãi suất thực trong nước và nước ngoài càng tăng có nghĩa là lạm phát trong nước được kỳ vọng tăng trong tương lai và do đó đồng nội tệ phải giảm giá (tỷ giá thực tăng) để duy trì cân bằng lãi suất giữa trong nước và nước ngoài. Trong trường hợp này, chênh lệch lãi suất sẽ đồng biến với tỷ giá thực. Trái ngược với quan điểm trên là quan điểm cho rằng khi sự gia tăng trong chênh lệch lãi suất thực sẽ thu hút dòng vốn vào, khi này đồng nội tệ sẽ đứng trước áp lực tăng giá khiến cho tỷ giá thực giảm. Trong trường hợp thứ hai này chênh lệch lãi suất được dự đốn là có mối quan hệ ngược chiều với tỷ giá thực. Chênh lệch lãi suất thực trong bài được tính bằng chênh lệch giữa lãi suất thực của Việt Nam (lãi suất cho vay) và lãi suất thực của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ FED (đại diện cho lãi suất thế giới). Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa sau khi trừ đi tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng.
DRt = rvn,t – rus,t
Với:
ri,t = Ri,t – Ii,t
Ii,t =
Trong đó:
ri,t: lãi suất thực
Ri,t: lãi suất danh nghĩa
CPIi,t: chỉ số giá tiêu dùng (2000Q1 = 100)
i: vn, us
Chênh lệch năng suất - PD: ( - ) đại diện cho hiệu ứng Balassa-Samuelson
(Balassa, 1964; Samuelson, 1964). Sự khác biệt về tốc độ tăng năng suất ở khu vực sản xuất hàng hóa mậu dịch trong nước so với nước ngồi sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tỷ giá thực. Khi chênh lệch năng suất ở khu vực mậu dịch tăng, trong điều kiện tồn dụng lao động, thì lao động sẽ dịch chuyển từ khu vực phi mậu dịch sang khu vực mậu dịch. Điều này sẽ tạo áp lực tăng lương lên khu vực phi mậu dịch khiến mức giá của khu vực này tăng và khiến tỷ giá thực giảm (đồng tiền tăng giá). Trong bài chênh lệch năng suất được tính bằng chênh lệch giữa GDP bình qn trên lao động giữa Việt Nam và Mỹ làm đại diện cho khác biệt về năng suất giữa Việt Nam và thế giới. 4
PDt = ( ) / ( )
Trong đó:
Yi,t: GDP thực (triệu USD, 2000Q1 = 100) Ni,t: Số lao động có việc làm (triệu người)
i: vn, us
Tỷ giá thƣơng mại – TOT: (+/-) là tỷ số giữa giá hàng hóa xuất khẩu so với
giá hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia. Biến này đại diện cho môi trường kinh tế quốc tế của quốc gia đó. Tác động của TOT đến RER thường khơng rõ nét mà phụ thuộc vào sự vượt trội của hiệu ứng thay thế hay hiệu ứng thu nhập (hai hiệu ứng này có tác động ngược chiều) (Melecky & Komarek, 2005). Nếu hiệu ứng thu nhập thắng thế, khi TOT tăng (giá xuất khẩu tăng tương đối so với giá nhập khẩu) sẽ dẫn đến gia tăng trong thu nhập quốc gia; thu nhập tăng khiến cầu đối với hàng hóa phi mậu dịch tăng, từ đó làm giá hàng hóa phi mậu dịch tăng tương đối so với hàng hóa mậu dịch và làm cho RER giảm (đồng tiền tăng giá). Nếu hiệu ứng ứng thay thế vượt trội, khi TOT tăng, lượng cầu về hàng hóa mậu dịch sẽ tăng do giá hàng nhập
4
Vu Quoc Huy et al (2013)
khẩu thấp tương đối, điều này khiến cho giá hàng mậu dịch tăng và làm RER tăng (đồng tiền giảm giá). Theo Jongwanich (2009), tại các nước đang phát triển, do tác động thu nhập thường mạnh hơn tác động thay thế, nên ta kỳ vọng TOT tăng sẽ làm giảm RER. TOT được đo lường bằng chỉ số giá hàng xuất khẩu trên chỉ số giá hàng nhập khẩu.
Độ mở thƣơng mại - TO: (+/-) đại diện cho chính sách thương mại, đo lường
mức độ tự do hóa thương mại. Tác động của độ mở thương mại đến tỷ giá thực có thể theo hai hướng trái ngược. Edward (1994) và Elbadawi (1994) chỉ ra rằng độ mở thương mại tăng làm đồng nội tệ bị giảm giá. Nguyên nhân là do khi quốc gia tự do hóa thương mại (độ mở lớn), giá cả hàng hóa mậu dịch có xu hướng giảm, khi này người tiêu dùng trong nước sẽ thay thế hàng hóa phi mậu dịch bằng hàng hóa mậu dịch, khiến cán cân thương mại xấu đi (thâm hụt) và đồng nội tệ bị giảm giá (tỷ giá thực tăng). Ngược lại Fernandez (2006) và Miyajima (2007) cho rằng khi quốc gia mở cửa, hoạt động thương mại và hoạt động kinh tế trong nước gia tăng và đồng nội tệ tăng giá (tỷ giá thực giảm). Độ mở thương mại được tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP.
Chi tiêu chính phủ - GOVEX: (+/-) đại diện cho chính sách tài khóa. Tác động của chi tiêu chính phủ đến tỷ giá thực cũng có thể theo hai hướng tùy thuộc vào thành phần chi tiêu của chính phủ tập trung cho hàng hóa mậu dịch hay hàng hóa phi mậu dịch. Nếu phần lớn chi tiêu của chính phủ tập trung vào khu vực mậu dịch, cầu của khu vực mậu dịch sẽ tăng. Việc này khiến mức giá của khu vực mậu dịch tăng, làm xấu đi cán cân thương mại, từ đó làm tăng tỷ giá thực (đồng nội tệ giảm giá). Nếu chính phủ chi tiêu tập trung cho khu vực phi mậu dịch 5 sẽ khiến mức giá của khu vực phi mậu dịch tăng, từ đó làm giảm tỷ giá thực (đồng nội tệ tăng giá) (Obstfeld & Rogoff, 1996). Ngồi ra mức chi tiêu của chính phủ thường có liên hệ mật thiết với mức độ vay mượn của quốc gia. Khi chính phủ tăng chi tiêu
và tài trợ cho phần này bằng việc vay mượn sẽ khiến lãi suất trong nước tăng, theo UIP việc này sẽ khiến đồng nội tệ bị giảm giá (tỷ giá thực tăng). Biến chi tiêu chính phủ trong nghiên cứu này được đo bằng tỷ lệ giữa chi tiêu chính phủ trên GDP.
Tài sản nƣớc ngồi rịng - NFA: ( - ) sự gia tăng trong tài sản nước ngồi
rịng thường dẫn đến sự gia tăng mức độ giàu có của quốc gia. Khi này mức cầu nội địa sẽ tăng kéo theo sự gia tăng trong mức giá khu vực phi mậu dịch khiến cho tỷ giá thực giảm (đồng tiền tăng giá). Biến tài sản nước ngồi rịng trong bài được đo lường bằng tỷ lệ giữa tài sản nước ngồi rịng trên GDP.
Chúng ta cần lưu ý rằng tỷ giá thực cân bằng sẽ được ước lượng theo hai bước: (1) Ước lượng mối quan hệ giữa tỷ giá thực thực tế và giá trị hiện hành của các biến kinh tế căn bản; (2) Sử dụng các tham số ước lượng ở bước (1) cùng với giá trị hiện hành của các biến kinh tế căn bản để tính tỷ giá thực cân bằng.
Mơ hình tỷ giá theo cách tiếp cận BEER như trên được sử dụng khá phổ biến 6. Tuy nhiên do một số đặc điểm của các quốc gia đang phát triển nên việc ước lượng và diễn giải kết quả của mơ hình RER ở các quốc gia này trở nên phức tạp hơn (Vu Quoc Huy et al, 2013). Các đặc điểm này có thể kể đến như thị trường vốn kém hoàn hảo, những biến động về thể chế - chính trị, vấn đề kiểm soát vốn, cơ chế điều hành tỷ giá, … Mặt khác số liệu thống kê tại các nước đang phát triển, đặc biệt tại Việt Nam, thường không dài, thiếu độ tin cậy và có độ lệch so với cách đo lường thơng dụng trên thế giới. Những yếu tố trên có thể khiến kết quả ước lượng nằm ngồi dự đốn và khó giải thích (trái dấu kỳ vọng hoặc thiếu ý nghĩa thống kê).
6 MacDonald (2004), Cheng & Oden (2005), Wang (2004), Jongwanich (2009), Leung & Ng (2007), Lim (2000), Kinkyo (2008), …
Bảng 2: Tóm tắt kết quả ƣớc lƣợng RER cho các nƣớc thu nhập thấp (LICs) và các nền kinh tế mới nổi (EMEs)
Diễn giải LICs EMEs
Số % Số %
Số hệ số dài hạn được ước lượng 52 51
- Trong đó số có ý nghĩa thống kê 29 55.8 48 94.1
Số hệ số dài hạn được ước lượng có dấu khơng rõ ràng
30 24
- Trong đó số có ý nghĩa thống kê 16 53.3 24 100
- Trong đó số có dấu đúng và có ý nghĩa thống kê 10 33.3 16 66.7