Mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá thực và tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu Sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 35)

2.2. Sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trƣởng kinh tế

2.2.2. Mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá thực và tăng trƣởng kinh tế

Trước đây, trong thế hệ đầu tiên của mơ hình tăng trưởng tân cổ điển (Solow, 1957; Rostow, 1960), vấn đề về tỷ giá không được quan tâm do những mô hình đó chỉ xét đến tăng trưởng trong nền kinh tế đóng (Eichengreen, 2008). Tuy nhiên trong khi nghiên cứu những mơ hình này, họ phát hiện có một sự chênh lệch đáng kể giữa tăng trưởng thực tế và tăng trưởng được dự báo bởi mơ hình. Điều này có nghĩa là có tồn tại những yếu tố quan trọng khác tác động đến tăng trưởng. Ngồi ra sự thành cơng của các nước theo mơ hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu như Nhật, Hong Kong, Singapore, South Korea, Đài Loan, Trung Quốc đã lôi kéo sự chú ý của các nhà nghiên cứu đến vai trị của tỷ giá hối đối như là một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng. Có một số lượng lớn các bài nghiên cứu trực tiếp sử dụng tỷ giá thực trong mơ hình tăng trưởng. Tuy nhiên cách tiếp cận này có thể dẫn đến kết quả lệch lạc do nó khơng phân biệt rõ giai đoạn nào tỷ giá ở mức cân bằng và giai đoạn nào tỷ giá ở mức không cân bằng (Clark et al, 1994; Mongardini, 1998). Sau đó các nhà kinh tế khi nghiên cứu vai trò của tỷ giá đối với tăng trưởng, họ chú ý đến độ lệch của tỷ giá khỏi mức cân bằng. Độ lệch này chính là sai lệch tỷ giá thực như chúng ta đã nói ở trên.

Hiện nay có hai quan điểm về mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá thực và tăng trưởng kinh tế. Quan điểm thứ nhất cho rằng sai lệch tỷ giá thực có mối quan hệ nghịch biến với tăng trưởng kinh tế do sai lệch này khi tồn tại trong thời gian dài sẽ làm giảm phúc lợi xã hội, khiến các nguồn lực khơng được phân bổ tối ưu từ đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Hướng nghiên cứu này hiện nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ giới nghiên cứu đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi, đang phát triển. Nghiên cứu của Edward (1989) và Toulaboe (2006) kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng cho thấy rằng sai lệch tỷ giá hối đối thực có liên hệ với sự biến dạng giá tương đối trong khu vực mậu dịch và phi mậu dịch, kết quả của sự biến dạng này là sự phân bổ nguồn lực giữa các khu vực kinh tế không đạt được mức tối ưu và do đó sẽ có tác động tiêu cực đến tăng tưởng. Thật vậy, nghiên cứu của Krugman (1979) và Kaminsky et al (1998) nhấn mạnh rằng sai lệch tỷ giá thực trong trường hợp đồng tiền bị định giá cao thường là dấu hiệu của sự thiếu nhất quán trong các chính sách vĩ mơ, điều này dẫn đến một mức thâm hụt tài khoản vãng lai kém bền vững và sự gia tăng các khoản nợ nước ngoài. Bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy rằng hiện tượng đồng tiền bị định giá cao trong dài hạn là dấu hiệu báo trước của đa số các cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây như cuộc khủng hoảng tại Châu Á năm 1997 (Frankel & Rose, 1996; Sachs et al, 1996; Kaminsky & Reinhart, 1999; Edwards & Savastano, 1999; Chinn, 2000; Edwards, 2000; Stein & Lim, 2004; Ahmad et al, 2010a). Tương tự, việc đồng tiền bị định giá cao trong thời gian dài cũng có liên hệ với thành quả phát triển kinh tế kém (Dollar, 1992; Easterly, 1993, 2001; Clark et al, 1994; Easterly et al, 1997; Ong, 1997; Razin & Collins, 1997; Benaroya & Janci, 1999; Domac & Shabsigh, 1999; Acemoglu et al, 2003; Hausman et al, 2005; Gala, 2008). Đặc biệt là tình trạng đồng tiền bị định giá sai dai dẳng là nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng kém phát triển tại các nước Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh (World Bank, 1994; Gulhati et al, 1985; Cottani et al, 1990; Ghura & Grennes, 1993; Elbadawi & Soto, 1997; Klau, 1998; Fosu, 2000; Fajnzylber et al, 2005; Toulaboe, 2006).

Trái với quan điểm thứ nhất, nhấn mạnh vào tác động tiêu cực của sai lệch tỷ giá thực (đặc biệt là khi đồng tiền bị định giá cao), quan điểm thứ hai cho rằng một mức độ định giá thấp vừa phải sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng tiền định giá thấp sẽ làm tăng sức cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu (Ahmad et al, 2010b) và đầu tư (Dooley et al, 2005), từ đó thúc đẩy tăng trưởng. Razin & Collins (1997) cho rằng chính sách duy trì đồng nội tệ định giá thấp thường có liên quan đến chính sách phá giá cạnh tranh nhằm thúc đẩy khu vực xuất khẩu. Chúng ta có thể thấy mối tương quan này qua trường hợp của Trung Quốc và các nước Đông Á. Các quốc gia này đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng thơng qua chính sách duy trì đồng nội tệ định giá thấp. Các nghiên cứu của Polterovich & Popov (2004), Rodrik (2008), Eichegreen (2008) và MacDonal & Vieira (2010) đã cung cấp bằng chứng củng cố mối quan hệ đồng biến giữa việc đồng tiền định giá thấp và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Rodrik (2008) là một trong những nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 184 quốc gia trong giai đoạn 1950-2004. Tác giả xây dựng một chỉ số để đo lường mức độ định giá thấp tỷ giá hối đối thực có điều chỉnh cho hiệu ứng Balassa-Samuelson bằng cách sử dụng GDP thực đầu người. Kết quả chính của nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn tại các nước có đồng nội tệ định giá thấp, hiệu ứng này là tuyến tính và tương tự cho cả trường hợp định giá cao và định giá thấp. Điều này hàm ý rằng việc đồng nội tệ định giá cao sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng và ngược lại khi đồng tiền định giá thấp sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Điểm đáng chú ý ở đây là độ lớn và ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng của sai lệch tỷ giá hối đoái thực đối với tăng trưởng cao hơn tại các quốc gia đang phát triển. Điều này có thể bắt nguồn từ thực tế là các quốc gia đang phát triển có thể chế yếu kém và thị trường khơng hồn hảo. Berg & Miao (2010) thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sai lệch tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng để so sánh với kết quả của Rodrik (2008) và quan điểm Washington

Consensus (Williamson, 1994) 7. Kết quả cho thấy rằng đồng tiền định giá cao có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, trong khi đồng tiền định giá thấp có ảnh hưởng tích cực. Kết quả này phù hợp với kết quả của Rodrik (2008) và trái ngược với quan điểm Washington Consensus.

Tuy nhiên mối quan hệ đồng biến giữa việc đồng tiền định giá thấp và tăng trưởng chỉ tồn tại trong trường hợp mức độ định giá thấp là vừa phải. Nếu mức độ này là lớn thì ngược lại, nó sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do khiến lạm phát tăng cao (Kahn, 1994; Aguirre & Calderon, 2006). Ngoài ra việc duy trì đồng nội tệ định giá thấp trong dài hạn thơng qua chính sách trung hịa có thể khiến mức dự trữ của quốc gia sụt giảm. Mức dự trữ sụt giảm khiến quốc gia khơng có cơng cụ để bảo vệ trong trường hợp bị tấn công tiền tệ.

2.2.3. Mơ hình tăng trƣởng cho Việt Nam

Để đánh giá tác động của sai lệch tỷ giá thực đến tăng trưởng, bài nghiên cứu áp dụng mơ hình tăng trưởng tân cổ điển của Solow (1956) trong đó sản lượng của nền kinh tế là một hàm theo trữ lượng vốn và dân số. Mơ hình này được sử dụng phổ biến trong lý thuyết hiện nay (xem Kormendi & Meguire, 1985; Barro, 1991; Levine & Renelt, 1992; Mankiw et al, 1992). Ngoài hai biến “cổ điển” là vốn và lao động, trong bài nghiên cứu này ta xét thêm các biến sau: (1) xu hướng - do sản lượng kinh tế có xu hướng tăng theo thời gian; (2) độ mở thương mại – trong xu hướng tồn cầu hóa như hiện nay, mức độ mở cửa nền kinh tế có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế; (3) mức độ sai lệch tỷ giá thực. Do đó mơ hình tăng trưởng trong trường hợp này như sau:

YI = f (Trend, KA, LA, TO, MIS)

Trong đó:

 Y: GDP thực bình quân đầu người

7

Washington Consensus (Williamson, 1994) là quan điểm cho rằng sai lệch tỷ giá thực, cho dù là định giá cao hay định giá thấp, đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng do nó khiến cho nguồn lực không được phân bổ một cách tối ưu.

 Trend: Xu hướng

 KA: Trữ lượng vốn

 LA: Số lượng lao động

 TO: Độ mở thương mại

 MIS: Sai lệch tỷ giá thực

MIS = RER - ERER

Hệ số của biến xu hướng, vốn, lao động và độ mở thương mại được kỳ vọng có dấu dương trong khi hệ số của sai lệch tỷ giá thực được kỳ vọng có dấu âm theo quan điểm của Washingtion Consensus (Williamson, 1994). Mơ hình YI sẽ kiểm định tác động của sai lệch tỷ giá thực nói chung đến tăng trưởng kinh tế. Để làm rõ hơn ảnh hưởng của sai lệch này, trong trường hợp đồng tiền định giá cao cũng như định giá thấp, ta phân tích thêm một mơ hình tăng trưởng như sau:

YII = f (Trend, KA, LA, TO, PO, NE)

Trong đó:

 PO: Sai lệch dương – Đồng tiền đang được định giá thấp  NE: Sai lệch âm – Đồng tiền đang được định giá cao

Việc phân tích sai lệch tỷ giá thành hai loại nhằm mục đích xem xét riêng biệt ảnh hưởng của việc định giá cao và định giá thấp đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi Rodrik (2008) cho rằng việc đồng tiền định giá thấp có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (hệ số của PO được kỳ vọng lớn hơn 0) và ngược lại, khi đồng tiền định giá cao lại kìm hãm tăng trưởng (hệ số của NE được kỳ vọng nhỏ hơn 0); thì Williamson (1990) với quan điểm của Washington Consensus cho rằng cả hai loại sai lệch đều ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng (hệ số của cả PO và NE đều nhỏ hơn 0).

Do dữ liệu về trữ lượng vốn khơng có sẵn trong bất cứ cơ sở dữ liệu nào nên chúng ta sẽ xây dựng nó từ dữ liệu về đầu tư (Gross Fixed Capital Formation 8) bằng phương pháp PIM (Perpetual Inventory Method 9). Theo phương pháp này trữ lượng vốn K trong kỳ t được tính như sau:

KAt = (1 – δ) KAt-1 + It

Trong đó:

 KAt: trữ lượng kỳ t

 δ: tốc độ khấu hao của vốn

 It: đầu tư trong kỳ t (gross fixed capital formation)

Trữ lượng vốn kỳ đầu tiên được tính dựa trên giả định vốn và sản lượng kinh tế tăng trưởng với cùng tốc độ. Như vậy ta có:

KAt-1 =

Trong đó:

 g: tốc độ tăng trưởng của vốn. g được giả định bằng với tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng kinh tế (GDP) trong thời kỳ mẫu.

Việc chọn đúng tốc độ khấu haoδ khi tính tốn trữ lượng vốn rất quan trọng. Nếu tốc độ này q cao thì việc tích lũy vốn sẽ thấp và tăng trưởng năng suất sẽ bị ước tính quá cao và ngược lại. Trong lý thuyết về tăng trưởng, một tốc độ khấu hao chung thường được áp dụng cho tất cả các quốc gia, dù cho đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Thông thường tốc độ này là 4% (Nehru & Dhareshwar, 1993), 6% (Hall & Jones, 1999; Bernanke & Gurkaynak, 2001), 7% (Easterly and Rebelo, 1993) hoặc được lấy bằng tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn nghiên cứu

8

Gross Fixed Capital Formation đo lường mức đầu tư vào hạ tầng, từ đó xác định tiềm năng tăng trưởng tương lai của một nền kinh tế. GFCF theo dõi sự đầu tư vào nhà ở và các yếu tố khác như đường sá, dinh thự, cầu cống, đường sắt, mạng lưới điện, trang bị máy móc cho nền kinh tế …

9

Thuật ngữ kế toán: Phương pháp kê khai thường xuyên

(Richmond, 1993). Tuy nhiên, tỷ lệ khấu hao áp dụng cho các nước đang phát triển nên khác với các nước phát triển vì những dự án đầu tư tại các nước đang phát triển thường không hiệu quả bằng các nước phát triển. Trong bài nghiên cứu này dữ liệu về trữ lượng vốn được xây dựng với tỷ lệ khấu hao bằng với tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn nghiên cứu (khoảng 7.1%).

2.3. Cơ chế và diễn biến tỷ giá tại Việt Nam

Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỉ giá kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi Mới năm 1989. Tuy nhiên, xét về bản chất các thay đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỉ giá. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được mặc định là đồng tiền neo tỉ giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan công bố tỉ giá VND/USD. Căn cứ vào tỉ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác, các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỉ giá giữa các ngoại tệ đó với VND. Chính do cơ chế này mà khi nghiên cứu về tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, cách tiếp cận song phương là phù hợp.

Phụ lục 1 tóm tắt các cơ chế tỉ giá Việt Nam áp dụng kể từ 1989 tới nay. Trên nền tảng chính sách neo tỉ giá, trong những giai đoạn nền kinh tế bị biến động mạnh do cải cách ở bên trong hoặc do tác động từ bên ngoài, NHNH đưa ra những điều chỉnh nhất định về biên độ tỉ giá cũng như tỉ giá trung tâm để thích nghi với những tác động đó. Sau khi các tác động chấm dứt, chế độ tỉ giá lại quay trở về cơ chế tỉ giá cố định hoặc neo tỉ giá có điều chỉnh..

Ngồi ra NHNN cũng thay đổi các biện pháp can thiệp: từ can thiệp trực tiếp (trước 1991) sang can thiệp gián tiếp qua sàn giao dịch (1991-1993) và qua tỉ giá liên ngân hàng (1994 đến nay). Tỉ giá trung tâm chính thức được NHNN công bố là tỉ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hơm trước. Đây là cơ chế được duy trì từ năm 1999 cho đến thời điểm bài nghiên cứu.

Diễn biến của tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực song phương VND/USD được thể hiện trong Hình 2. Ta thấy trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ giá danh nghĩa biến động theo hai kiểu rõ rệt. Giai đoạn 2000-2008 và giai đoạn 2011-2013, khi nền kinh tế ổn định, tỷ giá danh nghĩa được neo khá cứng nhắc so với USD và mức tỷ giá này khá sát với thị trường. Trong khi giai đoạn 2008-2011, giai đoạn diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu, VND bị mất giá mạnh so với USD do trong thời gian này, áp lực thị trường khiến NHNN phải liên tục nới rộng biên độ dao động hoặc chính thực phá giá. Trong khi VND bị mất giá so với USD xét theo tỷ giá danh nghĩa thì khi xét theo tỷ giá thực, ta lại thấy VND tăng giá thực so với USD (tỷ giá

RER NER

thực giảm). Trong giai đoạn 2000 – 2003, tỷ giá thực tăng nhẹ và sau đó liên tục giảm từ 2003 – 2008 (giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2007 – 2008). Sau giai đoạn này tỷ giá thực có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2009 và từ đó đến năm 2013 tỷ giá thực đang có chiều hướng giảm. Đặc biệt ta thấy khoảng cách giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực ngày càng mở rộng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ giá danh nghĩa chỉ tăng 50% trong khi CPI của Việt Nam tăng đến 188% so với 37% của Mỹ. So với năm gốc 2000, VND đã lên giá khoảng 29%.

22,000 20,000 18,000 16,000 14,000 12,000 10,000 8,000 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13

Hình 2: Tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa VND/USD 2000-2013

CHƢƠNG 3 - DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu

Do một số khó khăn về tính sẵn có, độ tin cậy và ổn định của dữ liệu nên bài nghiên cứu sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ năm 2000, bắt đầu từ Quý 1/2000 đến Quý 4/2013, để ước lượng tỷ giá thực cân bằng và kiểm định mối quan hệ giữa sai lệch tỷ giá thực và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Dữ liệu được tập hợp và đối chiếu từ nhiều nguồn như Tổng Cục Thống Kê (GSO), International Financial Statistics (IFS) thuộc Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IFS), Ngân Hàng Châu Á (ADB), Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED), cơ sở dữ liệu Penn World Table, cơ sở dữ liệu EconStat. Trong trường hợp khơng có sẵn dữ liệu theo q (như dữ liệu dân số, lao động, việc làm), dữ liệu theo quý sẽ được nội suy bằng phương pháp cubic line 10. Tất cả các chỉ tiêu thực đều được quy về thời điểm gốc là Quý 1/2000. Nhằm đảm bảo tính ổn định và

Một phần của tài liệu Sai lệch tỷ giá hối đoái thực và tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w