STT Phiếu bài tập K1 (%) K2 (%) rtt 1 Rùa và Thỏ 65,4 65,4 1,0 2 Cái nhãn vở 57,7 73,1 0,79 3 Mẹ của em 69,2 73,1 0,94 4 Cô bé trùm khăn đỏ 65,4 65,4 1,0 5 Hoa ngọc lan 69,2 76,9 0,89 6 Trí khơn 69,2 69,2 1,0 7 Bố của My 73 73 1,0 8 Bông hoa cúc trắng 57,7 65,4 0,88 9 Cua ẩn sĩ 53,8 61,5 0,87 10 Niềm vui bất ngờ 69,2 76,9 0,89 11 Tình bạn 61,5 65,4 0,94 12 Sói và Sóc 50 61,5 0,81
13 Viết về bản thân của em 76,9 80,8 0,95
14 Ngưỡng cửa 60 73,1 0,82
15 Cây phượng 50 57,7 0,87
17 Người mẹ thứ hai 65,4 69,2 0,94
18 Cơ chủ khơng biết q tình
bạn
50 61,5 0,81
19 Bà của em 57,7 65,4 0,88
20 Mẹ và em 73 80,7 0,9
21 Thơng tin lồi vật 61,5 69,7 0,88
22 Nói lời chào, cảm ơn, xin lỗi 53,8 61,5 0,87
Kết quả thống kê ở bảng 2.9 cho thấy, các BT rèn KNV cho HS lớp 1 là đáng tin cậy. Độ K của hai lần đo khơng có sự chênh lệch lớn, rtt dao động từ 0,79 đến 1,0. Vì thế, chúng tơi đủ cơ sở đảm bảo các BT này có đủ điều kiện để đưa vào sử dụng trong quá trình rèn KNV của HS lớp 1.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, đề tài xây dựng BT rèn KNV cho HS lớp 1 dựa trên các nguyên tắc, căn cứ khoa học. Các BT mà đề tài xây dựng không chỉ tạo cơ hội cho HS rèn KNV, KN đọc và các KN khác liên quan đến môn học (KN quan sát, KN tìm ý, v.v.) mà BT cịn giúp HS mở rộng vốn từ, cung cấp kiến thức về văn học, khoa học, các bài học đạo đức thông qua các bài đọc mở rộng. Mặt khác, việc đa dạng các hình thức BT (điền khuyết, viết, sắp xếp, nối/ghép, hoạt động khác) góp phần tăng hứng thú cho HS khi thực hiện BT và tạo cơ hội cho HS được tiếp xúc với nhiều hình thức thể hiện khác nhau của các dạng BT.
Từ BT đã được xây dựng, chúng tôi tiến hành xác định độ khó, độ tin cậy của các BT. Vì lý do khách quan về mặt thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành xác định độ khó, độ tin cậy của 22 phiếu BT trên 30 HS lớp 1 được lựa chọn ngẫu nhiên tại trường Tiểu học V.P, Bình Dương. Kết quả cho thấy, các phiếu BT là phù hợp, đủ điều kiện để đưa vào TN ở một nhóm đối tượng HS lớn hơn.
Chương 3. THỰC NGHIỆM BÀI TẬP
RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1
Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1, chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài tập đã được xây dựng. Trong chương 3, chúng tơi trình bày về việc thực nghiệm bài tập bao gồm: “Chọn mẫu thực nghiệm”, “Tổ chức thực nghiệm” và cuối cùng là “Kết quả thực nghiệm và phân tích”.
3.1. Chọn mẫu thực nghiệm
3.1.1. Phương pháp chọn mẫu a. Tiêu chí chọn mẫu
Trường được chọn đều chấp nhận và tạo điều kiện cho người nghiên cứu khảo sát và TN.
HS được chọn để làm lớp đối chứng và TN đều có sự phát triển bình thường về tâm sinh lý, phù hợp với đặc điểm phát triển của HS lớp 1.
b. Công cụ khảo sát, đánh giá
Để đánh giá KNV của HS chúng tôi xây dựng phiếu BT (Phụ lục 3) với đề bài “Em hãy viết về gia đình thân yêu của mình.”
Trước khi thực hiện bài viết, chúng tôi dành thời gian 8 – 10 phút để đặt câu hỏi gợi ý và cho HS luyện nói nhằm giúp các em chuẩn bị ý tưởng.
Bài viết nhằm kiểm tra KN tạo lập, sản sinh ngơn bản của HS. Theo đó, qua bài viết, chúng tơi có thể tìm hiểu KN diễn đạt, tổ chức ý tưởng, vốn từ, KN ngữ pháp, v.v. của HS.
3.1.2. Kết quả khảo sát