Người cổ địa Neolitic cũng uống rượu không kém chúng ta hiện nay. Các nhà khoa học Hoa Kỳ phát hiện ra rằng dân Trung Đơng đã từng say sưa ít nhất là 7000 năm trước đây, sớm hơn 2000 năm như người ta đã tưởng. Tuy nhiên những loại rượu mà người cổ đại thưởng thức lại có mùi nhựa thơng.
Patrick Mc.Govern và các đồng nghiệp ở một trường đại học Phiadelphia (Hoa Kỳ) phát hiện ra lớp cặn màu vàng trong một bình gốm cổ được tìm thấy ở vùng Haji Firunz Tepe của Iran. Phân tích bằng cacbon phóng xạ người ta biết được các bình đó được làm ra vào khoảng 5400 - 5000 “trước công nguyên: Lớp cặn màu vàng là dấu hiệu của rượu nho bởi vì trong đó có viết của axit lactric. Loại axit này có nhiều trong quả nho. Ngồi ra trong lớp cặn này cịn thấy cả nhựa thơng là một chất phụ gia cho vào rượu thời cổ đại, chất này có tác dụng diệt vi khuẩn, tránh để rượu lên men thành giấm.
Các nhà khoa học người Anh là Geof Mac Donald (nhà thiên văn Trường đại học tổng hợp ở Kent) và Tom Miller (nhà bác học và toán học ở trường Đại học tổng hợp địa phương) đã phát hiện một đám mây khổng lồ tồn rượu lơ lửng trong khơng gian, cách Trái Đất khoảng 10.000 năm ánh sáng (một năm ánh sáng tương đương 9500 tỷ km).
Các nhà nghiên cứu Anh đó, phối hợp với một nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Tổng hợp Ohio (Mỹ) đã phát hiện ra rượu trong chùm sao Aigle mà ngơi sao chính là Altair.
Đám mây khổng lồ này khơng thấy được bằng mắt thường mà chỉ biết được nhờ vào việc phân tích các sóng vơ tuyến thu nhận được qua một ăng ten ở độ cao 4000 mét trên những ngọn núi lửa đã tắt ở Mauna Kea ở Hawaii. Tỷ trọng của đám mây rất thấp: có khoảng vài ngàn phân tử C2H5OH trong một m3, trong khi tại các xưởng sản xuất bia, số lượng các phân tử C2H5OH hàng tỷ tỷ lần lớn hơn. Tuy tỉ trọng thấp nhưng đám mây lại chiếm một không gian khổng lồ, bán kính cỡ 3 năm ánh sáng.