Để làm tan giông bão người Nga dùng máy bay rắc vào đám mây những hạt bột nặng (cát, xi măng) khiến đám mây nhanh chóng bị tan ra. Người Mỹ rắc lên đám mây những sợi chỉ nilon mạ kim loại. Sự phóng điện kiểu hồ quang trong điện trường gây ion hố khơng khí, tăng độ dẫn điện và làm dịu đi sự phóng điện của các điện tích và nhờ vậy có thể triệt tiêu sấm chớp.
Các nhà khí tượng học rắc các chất kiết tinh vào những đám mây giông, phân bố lại năng lượng và làm giảm sức phá hoại của các trận bão. Chẳng hạn ở Mỹ với trận bão Dally năm 1979, bằng cách "xử lý" này người ta đã làm tốc độ gió giảm đi 1/3.
Các nhà hố học cũng dùng những chất hoạt động bề mặt để can thiệp vào thời tiết do làm thay đổi tính chất của bề mặt nước và đất. Dùng một lượng nhỏ rượu béo đa chức tạo lớp màng cực mỏng trên mặt biển làm giảm mạnh lượng nước bay hơi và ngăn chặn được sự hình thành những đám sương mù nguy hiểm bao phủ cảng, nhất là vào mùa lạnh.
Rắc những hạt mồ hóng trên mặt đất, điều chỉnh được tỉ lệ hấp thụ tia bức xạ, làm thay đổi chế độ nhiệt tại một vùng rộng lớn.
Nhìn chung các phương pháp hố học tác động vào thời tiết cịn rất đắt, khơng kinh tế vì thế chưa được sử dụng rộng rãi.
Con đường chế ngự thời tiết cịn rộng mở, đang chờ đợi các nhà hố học trẻ tìm ra các phương pháp tác động mới, các hố chất mới có hiệu quả cao hơn, rẻ hơn và khả thi hơn.