Kết quả nghiên cứu trên số liệu lớn

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức trong đo lường rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệ (Trang 78)

Kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng cách sử dụng số liệu của năm 2009, 2010, 2011 với số biến lớn.Trong trường hợp này ta chỉ cần thu thập số liệu của 2 biến độc lập ROA và INCORATIO để tính ra chỉ số Zscore so sánh với kết quả chấm điểm tín dụng tại ACB.

ảng 3.18: ảng đánh giá kết quả với số liệu biến lớn

Phân nhóm Năm 2009 (N=2467) Năm 2010 (N=9331) Năm 2011(N =9358) Năm 2012 (N=3621) Trung

Bình

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Không rủi ro

1490/2460 60.6% 6634/9295 71.37% 5015/9177 54.65% 2097/3543 59.18% 61.46%

Có rủi ro 5/7*** 71.4% 26/36*** 72.22% 110/181*** 60.77% 53/78*** 67.94% 68.09%

Trung bình 67.8% 71.80% 57.71% 64.78%

(Nguồn tính tốn từ số liệu trên EXCEL)

 ***Khách hàng có nhóm nợ từ nhóm 3-5 có đầy đủ báo cáo tài chính

Kết luận: tỷ lệ sau khi nghiên cứu số liệu tổng thể có báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 thì mơ hình đưa ra cho kết luận dự báo về nhóm khách hàng có rủi ro chính xác hơn dự báo ra nhóm khách hàng khơng có rủi ro. Tất cả kết quả dự báo khi kiểm định mơ hình với số liệu tổng thể đều có tỷ lệ lớn hơn 50 %, độ kiểm định chính xác trong 2 năm 2009 và năm 2010,2012 cùng với kết quả nghiên cứu của mơ hình với dữ liệu phân tích năm 2011 đều cho kết quả khá tốt là 64.78%. Mơ hình đưa ra có ý

nghĩa thực tế.

Một số kịch bản nghiên cứu các KHDN tại ACB thể hiện như sau với các số liệu từ năm 2009 2011

ảng 3.19: ảng kết quả đo lường một số KHDN cụ thể tại AC

Tên Khách Hàng

Năm 2009 năm 2010 năm 2011

ROA INCORATIO ROA INCORATIO ROA INCORATIO

Cty CP Tân

Tân 2.57% 1.61 1.90% 1.37 2.45% 1.39

Cty CP Cao

Su Đà Nẵng 50.09% 29.7 18.40% 30.03 12.18% 17.67

Cty Thủy Hải

sản Việt Nhật 6.96% 3.38 1.89% 1.69 7.99% 0.027

Tên Khách Hàng

Năm 2009 năm 2010 năm 2011

Zscore Phân Loại Zscore

Phân

Loại Zscore

Phân Loại

Cty CP Tân Tân -0.72

Nhóm có rủi ro tài chính -0.84 Nhóm có rủi ro -0.78 Nhóm có rủi ro Cty CP Cao Su Đà Nẵng - DRC 5.17 Nhóm khơng có rủi ro 2.19 Nhóm khơng có rủi ro 1.34 Nhóm khơng có rủi ro Cty CP Thủy Hải

sản Việt Nhật- VNH 0.064 Nhóm trung gian -0.745 Nhóm có rủi ro -2.13 Nhóm có rủi ro

- Về Cty CP Tân Tân: Công ty cổ phần Tân Tân kinh doanh trong lĩnh vực chế biến

lương thực thực phẩm (đậu phộng nước cốt dừa) và là một KHDN có thương hiệu và vị thể trên thị trường. Tuy trong các năm 2009 2011 Công ty CP Tân Tân luôn

được đánh giá vào nhóm KH có rủi ro tài chính. Từ giữa năm 2011, Tân Tân ln trong tình trạng khan hiếm đơn hàng. Những năm trước đó, vào thời điểm này cơng ty đã ký hợp đồng hàng sản xuất đến hết quí 1 năm sau, nhưng trong 2011, nguồn hàng của cơng ty sản xuất chỉ cịn đến tháng 12 là hết. Theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang, dù vẫn còn hoạt động nhưng kể từ năm 2012, nhãn hàng Tân Tân đã

biến mất khỏi tất cả các kệ hàng siêu thị (theo vtc.vn ngày 08/07/2013). Năm 2009, năm 2010 tình hình thanh tốn nợ vay của Tân Tân vẫn đảm bảo. Tuy nhiên từ năm 2011 đến năm 2013 tình hình thanh tốn lãi vay ln gặp khó khăn, khó có khả năng thanh tốn nợ vay.Như vậy khi phân tích số liệu năm, mơ hình MDA từ năm 2009 Tân Tân đã được đưa vào diện rủi ro như vậy mơ hình đã cảnh báo sớm trước 2 năm đối với công ty Tân Tân.

- Đối với Cty CP Cao Su Đà Nẵng (DRC): Công ty CP Cao Su Đà Nẵng là một DN

sản xuất săm lốp ô tô hàng đầu Việt Nam. Với kết quả lợi nhuận ROA, và chỉ số INCORATIO cao trong 3 năm liên tiếp. DRC được đánh giá là không rủi ro tài chính. Giá cổ phiếu DRC được giao dịch trên sàn là 16.9 ngàn đồng vào ngày 2/01/2009, với chỉ số tài chính làm mạnh, cơng ty ít bị rủi ro và tài chính tính đến ngày 20/09/2013 giá cổ phiếu của DRC là 40.7 ngàn đồng như vậy giá trị của DN sẽ được thêm khi được các ngân hàng và các nhà đầu tư đánh giá là không rủi ro, dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn để hoạt động kinh doanh.

- Đối với công ty CP Thủy Hải Sản Việt Nhật: Ngày 26/04/2013, SGDCK Tp.HCM

đã có quyết định số 162/2013/QĐ-SGDHCM về việc đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thủy Hải Sản Việt Nhật (mã CK: VNH) vào diện cảnh báo kể từ ngày

03/05/2013.Nguyên nhân chính là lợi nhuận sau kiểm tốn âm, theo phân tích số liệu Zscore năm 2009 đã đưa VNH vào diện cảnh báo (nhóm trung gian) và số liệu năm 2010, 2011 đã đưa VNH vào diện rủi ro. Như vậy mơ hình đã cảnh báo được rủi ro tài chính của VNH.

3.9. Nhận xét và đánh giá :

3.9.1. Những kết quả đạt được

Sử dụng MDA để xây dựng mơ hình, kết quả đã cho ra công thức đo lường rủi ro của các KHDN sau khi cho vay tại ACB như sau

Trong đó: Z: là hệ số Z hay Zscore hay còn gọi là chỉ số tổng hợp (overall index): Nếu Zscore > 0.3123 thì cơng ty được phân vào nhóm khơng có rủi ro tài chính Nếu -0.2869 < Zscore < 0.3123 thì cơng ty nằm trong vùng cảnh báo. Đây có nghĩa quan trọng trong việc nhận định rủi ro tài chính của KHDN đang cho vay tại ACB. Định kỳ hàng quý hàng tuần ta có thể đưa ra danh sách của KHDN có rủi ro tài chính để cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro tín dung. Đối với các KHDN này có thể đưa có thể đưa ra cách hành động ứng xử phù hợp sau khi rà soát lại rủi ro của KHDN

Nếu Zscore < -0.2869 thì cơng ty được phân vào nhóm có rủi ro tài chính. Đối với các KHDN thuộc nhóm này thì hạn chế cho vay, và có biện pháp giải quyết kịp thời như: có lộ trình giảm dư nợ, tái cấu trúc vốn, cơ cấu lại khoản vay…

3.9.2. Những mặt còn tồn tại và hạn chế

- Kết quả sau khi đánh giá với mẫu số liệu lớn với việc dự báo trước 1 năm tuy có kết quả khả quan lớn hơn 60%. tuy nhiên nếu so với các nghiên cứu trước đây thì đây là một tỷ lệ khá thấp

- Khi các chỉ số thể hiện các giá trị bất thường chúng thường tạo ra những kết quả sai lầm.. Các mơ hình thơng thường khơng cho một kết quả rõ ràng. Một khi có nghi ngờ phát sinh cần phải kiểm chứng bổ sung bằng các thơng tin định tính.

- Hầu hết những người sử dụng thiếu một cơ sở dữ liệu đầy đủ để xây dựng những mơ hình cho riêng mình. Hệ quả là có thể mua một mơ hình được xây dựng sẵn với chi phí cao hoặc dựa vào những mơ hình chung và chúng có thể khơng đáp ứng đầy đủ yêu cầu cụ thể một cách chính xác

3.9.3. Nguyên nhân:

- Ngun nhân của sự khơng chính xác và có một số sai xót trong mơ hình MDA được nghiên cứu, đó là dữ liệu đầu vào và chọn mẫu nghiên cứu.

- Dữ liệu đầu vào không loại bỏ được các biến độc lập có giá trị bất thường điều này dễ ảnh hưởng đến sai xót của kết quả nghiên cứu

- Mẫu nghiên cứu khơng có tính đại diện cao làm cho kết quả nghiên cứu khơng mang tính tổng thể và tính chính xác cao. Tuy vậy việc chọn mẫu với các số liệu đã được đưa về phân phối chuẩn đã được kiểm định một các phù hợp so với các nghiên cứu trước đây.

- Việc sai số giữa mẫu và tổng thể là điều hiển nhiên và khó có thể khắc phục được. Do đó việc chọn mẫu phải có giá trị trung bình tương ứng và gần bằng giá trị trung bình của tổng thể sẽ hạn chế được một phần sai xót này.

Kết luận chương 3

Kết quả nghiên cứu bằng việc sử dụng mơ hình MDA với số liệu vào năm 2011 của 100 KHDN phân tích và 50 KHDN vào mẫu kiểm tra đã đưa ra được nhiều chỉ số tài chính quan trọng với mức ý nghĩa nhỏ 0.05 có thể phân biệt rõ ràng giữa hai nhóm có rủi ro và khơng có rủi ro.

Mơ hình cũng tìm ra được chỉ số Z của biến trung gian. Đây là cơ sở quan trọng để xác định rõ ràng mức cảnh bảo rủi ro tín dụng cho các KHDN. Với những khách hàng có chỉ số Zscore nhỏ hơn 0.3123 đều phải được đưa vào diện cảnh báo rủi ro tài chính là một cơ sở để tiến hành rà soát, thẩm định lại KH để đưa ra được phương hướng xử lý kịp thời nhằm giải thiểu tổn thất khi rủi ro thanh toán xảy ra.

Mơ hình với sự tham gia của biến INCORATIO cũng cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của việc vay vốn với mức lãi suất phù hợp hay chi phí lãi vay hợp lý cũng là việc mà các nhà quản trị cần quan tâm để quản trị rủi ro tài chính của cơng ty.

Hai chỉ số quan trọng nhất để phát hiện ra rủi ro tài chính của KHDN đang vay tại ACB năm 2011 là ROA và INCORATIO, bên cạnh đó mơ hình phân tích cũng đã chỉ ra 8 chỉ số tài chính có ý nghĩa và các chỉ số này cũng phù hợp với các mơ hình nghiên cứu trước đây của các tác giả trên thế giới.

Bằng việc sử dụng mơ hình phân biệt luận văn đã xây dựng được chỉ số Z = 9.436ROA + 0.478 LNINCORATIO -1.175 và được áp dụng chung cho 3 năm quan sát từ năm 2009 đến 2011 với tỷ lệ bình quân các năm trên 60%.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐO LƯỜNG RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AC

4.1. Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng của mơ hình đa biệt thức trong việc đo lường rủi ro tín dụng tại AC .

4.1.1. Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các khách hàng doanh nghiệp khicho vay. cho vay.

Mơ hình MDA sử dụng chủ yếu dữ liệu được thể hiện dưới dạng là dữ liệu thô và được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của các KHDN khi cho vay. Do đó dữ liệu thường hay đứt quãng khơng liên tục vì khi các KHDN khơng tiếp tục vay vốn thì sẽ khơng tiếp tục cung cấp báo cáo tài chính. Do đó muốn nâng cao khả năng ứng dụng của mơ hình MDA cần phải địi hỏi nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các KHDN khi cho vay

Dữ liệu kế tốn được đưa vào để sử dụng mơ hình cần có sự chính xác và phản ánh trung thực được tình hình tài chính của KHDN nên việc thu thập và so sánh dữ liệu kế toán và một việc cần thiết, bắt buộc đối với nhân viên tín dụng sau khi cho vay và theo dõi KHDN sau khi giải ngân.

Sau khi thu thập báo cáo tài chính nhân viên tín dụng cần có sự đối chiếu giữa báo cáo tài chính và báo cáo thuế, doanh số giao dịch và doanh thu thực tế, việc so sánh này giúp nhân viên tín dụng đánh giá kịp thời tình trạng của KH và đưa số liệu vào mơ hình một cách khách quan và chính xác nhất. Vì vậy kết quả của mơ hình đưa ra phản ánh đúng tình trạng và thực lực tài chính của KHDN từ đó có quyết định cho vay thêm hay có các biện pháp kịp thời hơn. Do đó việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng mơ hình MDA vào việc đo lường rủi ro tài chính của các KHDN.

Việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính này phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí hợp tác của các KHDN, do đó việc đội ngũ nhân viên tín dụng cần phải được đào tạo về kế tốn, tài chính từ đó tư vấn đối với KHDN để giúp nâng cao tính chính xác trung thực báo cáo tài chính của KH. Để một báo cáo tài chính của KH phản ánh chính xác, trung thực, khách quan thì các KHDN cần phải nâng cao chất lượng quản trị công ty. Gốc rễ của sự gian lận và sai xót của BCTC chủ yếu xuất phát từ hệ thống quản trị công ty một cách yếu kém.

Nhằm khắc phục và giải quyết một phần của vấn đề này thì một số giải pháp như sau:

Đối với các cơ quan quản lý:

NHNN kết hợp với Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi chế độ kế toán hiện hành theo hướng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý kinh tế tài chính hiện tại của các NHTM nói chung, ngân hàng ACB nói riêng và đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế.

Đối với các Cơng ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khốn thì: UBCKNN cần tăng cường việc kiểm tra, xử phạt gian lận trong BCTC và phải được tiến hành thường xuyên và nghiêm ngặt. Mặc dù Bộ tài chính đã lường trước được các hành vi, vi phạm trong việc lập BCTC có thể xảy ra trong thực tế và đều quy định mức phạt cụ thể, nhưng tính răn đe khơng cao do mức phạt chỉ dừng lại ở phạt hành chính. Mức phạt hành chính sẽ chưa đủ mức răn đe nếu không truy tố trước pháp luật đối với các hành vi trục lợi, gian lận trong BCTC gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, nâng cao tính hiệu lực của quy chế kiểm sốt chất lượng từ bên ngồi đối vối hoạt động kiểm tốn độc lập. Nâng cao hiệu lực của các quy định đạo đức nghề nghiệp cho các kiểm toán viên độc lập.

Thứ nhất ACB nên có một bộ phận chuyên trách trong việc phân tích BCTC với đội ngũ cán bộ ngân hàng có thâm niên cơng tác và trình độ cao nhằm đảm bảo cho cơng tác đánh giá chính xác và có hiệu quả thực tiễn theo một quy trình nhất định. Với việc chun mơn hóa như vậy, cơng tác phân tích BCTC sẽ được tiến hành thường xun và có hiệu quả hơn, tạo ra nguồn thơng tin đã qua xử lý một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp các nhà quản trị ACB có được những cơ sở để ra quyết định cho vay

Thứ hai đối với các nhân viên tín dụng cần phải thu thập đầy đủ báo cáo tài chính của KHDN, bên cạnh đó u cầu KH cung cấp thêm thơng tin trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính như chi tiết các khoản phải thu, chi tiết doanh thu theo lĩnh vực sản xuất, các khoản giảm giá, các khoản giảm trừ, chi phí quản lý DN, các khoản vay hiện đang phải thực hiện nghĩa vụ, thanh toán chi tiết các khoản phải trả …Các mục được nêu ra trong thuyết minh báo cáo tài chính cần có phụ lục chi tiết đính kèm.

Thứ ba nhân viên tín dụng cần phải thu thập đầy đủ BCTC đối với các KHDN với tần suất như sau: hàng quý và trước khi giải ngân đối với KHDN lớn có hệ thống kế tốn quản trị hoàn chỉnh và hàng năm đối với các DN vừa và nhỏ. Thu thập tờ khai thuế VAT với tần suất hàng tháng để so sánh đối chiếu. Ngồi ra cần phải đưa tiêu chí KH khơng có thiện chí hợp tác cung cấp tình hình thơng tin tài chính (BCTC, tờ khai VAT …) thành một tiêu chí cảnh báo để có hướng theo dõi phù hợp đối với các KH vi phạm tiêu chí này.

Thứ tư, bên cạnh đó khi xem xét cho vay, nhân viên tín dụng cần phải đối chiếu thơng tin trên báo cáo tài chính và thực tế khảo sát. Như kiểm tra hàng tồn kho, thì tất cả số dư trên bảng báo cáo tài chính có phù hợp và hợp lý khi đưa ra so sánh với bảng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức trong đo lường rủi ro tài chính của khách hàng doanh nghiệ (Trang 78)